Hàng Đào chào thua Ninh Hiệp

(Ngày Nay) - Hà Nội vào thu, vào mùa lá rụng. Trong khi dân công chức thành thị chỉ mong ngóng có được chút thảnh thơi cuối tuần tận hưởng sự yên ắng, không khí dịu nhẹ, êm ả và ngắm những thảm lá vàng trên đường Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… thì cách đó chưa đầy 1 cây số, giữa trung tâm của trung tâm, dân phố hàng Đào, Hàng Đường lại sốt sình sịch bởi nỗi lo vắng khách.
Hàng Đào chào thua Ninh Hiệp

Hàng Đào còn có nhuộm điều?

Thăng Long – kẻ chợ, biệt danh mà không cần giải thích, ai cũng thấy được tính chất thương mại của khu vực phố cổ Hà Nội. Nằm ở phía đông của Hoàng Thành Thăng Long, một bên kéo đến sát bờ sông Hồng, từ xưa, phố cổ Hà Nội đã đóng vai trò là trung tâm giao thương sầm uất, tập trung những phường nghề nổi tiếng đến từ các vùng đất khác nhau từ hàng trăm năm nay. Từng được Nguyễn Trãi ghi “Phường Hàng Đào nhuộm điều” để chỉ nghề nhuộm màu tơ lụa vào những năm thế kỷ 15. Trong thế kỷ 20, phố Hàng Đào là một đường trục kéo dài, tập hợp các nhà may, cửa hàng nổi tiếng, chuyên buôn bán các loại tơ lụa truyền thống cho đến các mặt hàng vải vóc nhập từ phương tây. Truyền thống đó được kéo dài đến ngày nay với việc mở rộng các cửa hàng đến phố hàng Ngang, hàng Đường và kéo dài đến chợ Đồng Xuân. Từ những năm cuối thế kỷ 20, các cửa hàng, cửa hiệu dọc các phố này chuyển dịch dần sang bán các mặt hàng từ Trung Quốc và trở thành trung tâm bán buôn thời trang, quần áo về các tỉnh phía bắc.

Hàng Đào chào thua Ninh Hiệp ảnh 1

Sầm uất là vậy, nhưng quãng từ năm năm trở lại đây, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường chỉ còn đông người đi lại qua phố nhưng vắng khách bán buôn. Chị Thúy – người phụ nữ gốc phố Hàng Bông, lấy chồng nhà phố Hàng Đường giờ đã chuyển lên vùng Quảng An (Hồ Tây) sinh sống. Ngôi nhà chung của 3 anh em nhà chồng chị có không gian cửa hàng quãng 30 m2, không phải là nhỏ ở khu hàng này. Đây không chỉ là nơi sinh sống bao thế hệ của gia đình, còn là chốn kiếm tiền mơ ước của bao người dân Hà nội. Ngôi nhà ấy đã từng không chỉ duy trì nguồn thu nhập vô cùng dồi dào làm nguồn sinh dưỡng cho cả một đại gia đình, nó còn là niềm tự hào về truyền thống bán buôn, là sự an tâm, nơi trú ẩn của đại gia đình trước mỗi biến cố kinh tế… Căn nhà giờ vẫn còn, nhưng đã thuộc về người chủ mới. 3 anh em nhà chồng chị giờ mỗi người ở một nơi mới, rộng rãi hơn, thoáng đãng hơn, tự do hơn nhưng không còn tiếng nói cười của khách, tiếng mặc cả, tiếng xe đi lại của người đi chợ như trước…

Không chỉ nhà chị Thúy, có đến một phần ba các gia đình Hà Nội gốc ở dọc phố này đã bỏ phố sang Gia Lâm, lên vùng Hồ Tây sinh sống, bán lại cơ ngơi trăm năm lịch sử cho những người mới từ các tỉnh về.

Chào thua Ninh Hiệp

Lý do cho cuộc đổi thay này cũng không quá khó hiểu khi cách Hà Nội chưa đầy 15 cây số, một trung tâm thời trang khác đã soán ngôi Hàng Đào, Hàng Đường. Đó chính là chợ vải Ninh Hiệp. Xuất phát từ việc bán buôn vải giá rẻ cho các phân khúc khách hàng thấp, Ninh Hiệp giờ đã vươn lên, trở thành trung tâm thương mại, cung cấp đủ các mặt hàng liên quan đến may mặc: vải, rèm, quần áo, phụ kiện thời trang… cho các đối tượng khách hàng khác nhau và nguồn hàng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Giải thích cho sự chuyển dịch của khách hàng từ phố cổ sang Ninh Hiệp, chị Thúy cười buồn: “Cái gì Ninh Hiệp cũng hơn thì làm sao Hàng Ngang, Hàng Đường còn khách?”

Hàng Đào chào thua Ninh Hiệp ảnh 2

Ngược với phố cổ vốn tập trung chính ở quần áo, hàng hóa ở Ninh Hiệp vô cùng phong phú, số lượng gian hàng lớn, cửa hàng rộng rãi khiến cho khách thoải mái lựa chọn, đi cả ngày mới hết chợ. Trong khi đó, giá nhà phố cổ thuộc diện siêu đắt đỏ, kéo theo tiền thuê cửa hàng cao chót vót, khiến cho giá hàng hóa của Hà Nội không thể rẻ như ở Ninh Hiệp. Khách mất dẫn cũng vì thế.

Phố cổ chật chội, chỗ để xe máy không có, xe hơi lại càng bí. Trong khi đó, chợ Ninh Hiệp ngày càng mở rộng quy mô, có bãi đậu xe rộng rãi, không phải lo chuyện chỗ đỗ xe cộ bí bách và giá gửi xe cao như Hà Nội. Các nhà buôn hàng giờ chọn Ninh Hiệp thay vì vào trung tâm Hà Nội cũng bởi thêm lẽ, chở hàng từ Hà Nội đi không thuận tiện khi phải luồn lách trong phố xá nhỏ hẹp, mật độ phương tiện cao, đi lại phức tạp trong khi đó, từ Ninh Hiệp ra đường lớn chỉ một đoạn ngắn, vô cùng tiện đi các tỉnh.

Hàng Đào chào thua Ninh Hiệp ảnh 3

Ở Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường bây giờ, khách hàng mua buôn quần áo ngày càng thưa thớt Một số nhà nhanh nhạy thì tranh thủ bán hàng chợ Đêm phố cổ hoặc cho thuê nhà làm khách sạn, cửa hàng để sang khu khác ở. Một phần khác thì chọn phương án như nhà chị Thúy, bán rồi anh em chia nhau. Lời lãi bán hàng càng ngày càng đi xuống, lúc chia cho 3 gia đình xong cũng chẳng còn được bao nhiêu mà hơn chục con người lại phải sống chật chội, líu ríu.

Những ngày này, Hàng Ngang, Hàng Đào lại thêm lặng lẽ hơn. Nhiều chủ hàng không cầm cự được vì khủng hoảng Covid đã phải trả cửa hàng. Giá thuê một căn mặt phố rộng 30 m2 trước đây không bao giờ dưới 100 triệu đồng, giờ rơi xuống trên dưới 60 triệu mà vẫn không có khách thuê.

Chị Thúy giờ đã mở một quán café nhỏ trong khu xóm Chùa – Quảng An. Cũng có mấy người bạn cùng hàng phố theo chị mua nhà gần đó. Về đây yên tĩnh quá, vốn quen với lối sống hàng phố, chị thấy nhớ tiếng ồn ã ngày đêm của xe cộ, tiếng rao hàng, tiếng hỏi thăm í ới của bà chủ hàng bên cạnh. Trên tường nhà chị vẫn treo những bức tranh phố cổ Hà Nội ngày nào…

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.