Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
(Ngày Nay) - Sau 15 năm, kể từ khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung đang được bảo tồn và phát huy theo các góc độ khác nhau ở từng địa phương.
Một buổi diễn tấu của đội chiêng nữ dân tộc Ê Đê Bih ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đác Lắc.
Tiếp nối nhịp chiêng nữ ở các buôn làng Đác Lắc
Khi nhắc đến cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều người thường nghĩ ngay đến hình ảnh những người đàn ông vạm vỡ tay cầm chiêng, tay cầm dùi diễn tấu tạo nên những âm thanh vang vọng núi rừng. Thế nhưng, ở thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đác Lắc có một đội chiêng nữ và dàn chiêng Jhô của người Ê Đê Bih đảm nhận vai trò diễn tấu cồng chiêng. Từ sự độc đáo của đội chiêng nữ này, các cô gái dân tộc Ê Đê đã góp phần bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều
Mòn mỏi cồng chiêng Phước Kiều
Hơn 400 năm có thịnh có suy, làng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) nổi tiếng với sản phẩm cồng chiêng - vẫn tồn tại. Nhưng, sự tồn tại này, trong tương lai, vẫn là một dấu hỏi.