M&A bất động sản: Cuộc đua dành cho các “ông lớn”

(Ngày Nay) -M&A trong thị trường BĐS thời gian gần đây là cuộc đua chỉ dành cho các “ông lớn” có đủ tiềm lực tài chính và năng lực triển khai dự án.
 
Nhiều ông lớn muốn thâu tóm các khu đất vàng
Nhiều ông lớn muốn thâu tóm các khu đất vàng

Nhà ở, khách sạn sôi động

Trong năm 2016 và những năm tới, thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động M&A. Nhờ Cộng đồng Kinh tế Asean (AEC) chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 2016, Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại song phương thế hệ mới khác đang và sắp có hiệu lực, mà thị trường BĐS dự kiến sẽ có thêm các dự án được chuyển nhượng và có thể sẽ đạt một tầm cao mới trong năm nay.

Các giao dịch có yếu tố nước ngoài đáng chú ý là thương vụ giữa Keppel Land và chủ đầu tư Dự án Empire City tại quận 2, TP.HCM, trong đó Keppel đã nhận chuyển nhượng 40% cổ phần, tương đường gần 95 triệu USD. Ngoài ra, thị trường đã chứng kiến nhiều giao dịch tài sản đầu tư là các BĐS chủ chốt đang hoạt động như thương vụ A&B Tower (TP.HCM), khu resort The Nam Hai (Quảng Nam), TNT Tower (Hà Nội) và khu resort Six Sense Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Ở trong nước, các nhà phát triển dự án nội địa cũng không ngừng mở rộng và tìm mua các dự án tốt. Ví như, Bitexco có những động thái mở rộng vào BĐS du lịch, với thương vụ mua cổ phần Công ty Du lịch Hương Giang (Huế), TNR Holdings Việt Nam với hàng loạt các dự án quản lý và điều hành thành công như Goldmark City, Goldsilk hay The Gold View…

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng nóng của BĐS trong vài năm gần đây đã dẫn đến sự khan hiếm các vị trí đẹp tại các khu trung tâm, đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và cả những khu vực đang được đẩy mạnh du lịch như Phú Quốc, Nha Trang…. Do đó, theo dự báo của các chuyên gia, các thương vụ chuyển nhượng sẽ tiếp tục diễn ra và người mua là nhưng nhà đầu tư có tiềm lực và sự quyết tâm. Theo đó, các phân khúc được dự đoán sẽ có nhiều hoạt động M&A trong năm nay bao gồm thị trường nhà ở, thị trường khách sạn.

Những chiến lược bài bản

Hoạt động M&A thời gian qua được đánh giá mang lại khá nhiều thuận lợi cho thị trường BĐS. Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nhìn nhận, hoạt động M&A diễn ra càng mạnh mẽ càng góp phần tạo sự phát triển ổn định cho thị trường BĐS và kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ, M&A có thể được hiểu là sự điều chuyển các dự án từ những doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc thiếu tính chuyên nghiệp, sang các doanh nghiệp mạnh về tài chính để triển khai, tránh tình trạng dự án bị đắp chiếu hoặc tồn kho BĐS gia tăng.

M&A bất động sản: Cuộc đua dành cho các “ông lớn” ảnh 1Dự án Goldsilk đang được hoàn thiện để bàn giao cho cư dân

Đồng quan điểm cho rằng xu thế M&A trên thị trường BĐS đang phát triển khá nhanh và mang lợi nhiều lợi ích cho thị trường cũng như nền kinh tế, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, thị trường BĐS đã có sự chuyển giao khá mạnh giữa các doanh nghiệp không chuyên nghiệp sang các doanh nghiệp chuyên nghiệp. “Thực tế cho thấy, sự chuyển giao này là vô cùng cần thiết, làm tăng tính thanh khoản, giúp giảm hàng tồn kho và phục hồi niềm tin thị trường. Nếu không có những doanh nghiệp thực sự chuyên nghiệp thì sẽ không có những khu đô thị, dự án được triển khai một cách bài bản, đồng bộ”, ông Lê Hoàng Châu nói.

Thực tế đã cho thấy, hàng loạt các dự án sau M&A đều được triển khai rất tốt. Ví dụ như Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội), sau khi được TNR Holdings Việt Nam quản lý và phát triển, dự án đã được triển khai với tốc độ rất nhanh và bài bản, tạo ra cơn sốt thanh khoản với khoảng 3.000 giao dịch chỉ sau 1 năm mở bán. Dự án Goldsilk (Hà Đông, Hà Nội) cũng của doanh nghiệp này quản lý và phát triển, 700 căn hộ cao cấp và khu nhà ở thấp tầng đã được xây dựng khá nhanh và đang bước vào giai đoạn hoàn thiện mặt ngoài. Hiện cả 2 dự án Goldmark City và Goldsilk đều đang bước vào giai đoạn nước rút để kịp bàn giao cho khách hàng.

Thực tế thị trường cho thấy, nếu trước đây, nhiều doanh nghiệp thâu tóm dự án cho mục đích “găm” quỹ đất thì hiện nay, việc săn quỹ đất chủ yếu là nhằm mục tiêu phát triển dự án khá rõ ràng. Trong cuộc đua M&A, các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và chiến lược phát triển bền vững thường có lợi thế vượt trội và đang là những “ông lớn” làm chủ cuộc chơi. 

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.