CEO Vietjet Air sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam

Ước tính, giá trị tài sản ròng của Giám đốc điều hành (CEO) hãng hàng không Vietjet Air lên tới 1 tỷ USD, đưa bà trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của khu vực Đông Nam Á.
CEO Vietjet Air sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam

Theo hãng tin Bloomberg, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã sở hữu 1 triệu đôla khi mới 21 tuổi bằng việc kinh doanh máy fax và nhựa cao su. Gần 25 năm sau, bà được biết đến là nữ tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam, người táo bạo đưa hình ảnh người mẫu mặc bikini để quảng bá cho VietJet Air. Bởi lẽ sau khi hãng hàng không tư nhân duy nhất của Việt Nam thực hiện IPO, bà Thảo sẽ có tài sản ròng vượt 1 tỷ USD.

Phần lớn số tài sản này bắt nguồn từ cổ phần mà bà đang nắm giữ ở Vietjet và dự án bất động sản rộng 65 ha Dragon City (Phú Long, TP.HCM) và các công ty khác. Trong đó phải kể đến 3 khu nghỉ dưỡng: Furama Resort ở Đà Nẵng, Ana Mandara ở Nha Trang và An Lam Ninh Van Bay Villas.

Bà Thảo chia sẻ: “Tôi chưa bao giờ ngồi tính toán xem chính xác mình có bao nhiêu tiền. Tôi chỉ tập trung vào việc làm thế nào để phát triển công ty phát triển, thu nhập của nhân viên tăng lên và VietJet Air có thêm thị phần, vươn lên vị trí số một”.

CEO Vietjet Air sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam ảnh 1

Nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Bà Thảo tiết lộ, theo kế hoạch, VietJet sẽ bán cổ phần (tối đa 30%) cho nhà đầu tư nước ngoài trong vòng 3 tháng tới. Hãng có thể được định giá tới hơn 1 tỷ USD. Theo hai cổ đông của Vietjet (giấu tên), bà Thảo hiện nắm giữ 95% cổ phần tại Vietjet.

ông Võ Phúc Nguyên, chuyên gia phân tích đến từ CIMB nhận xét về CEO của Vietjet: “Bà Thảo không giống như những người giàu khác, bà ấy khá kín tiếng và thật sự thành công với VietJet. Từ con số 0, chỉ sau vài năm hãng đã chiếm tới hơn 30% thị phần ở Việt Nam”.

Ngoài ra, nữ doanh nhân này còn nắm 90% cổ phần tại Sovico Holdings - công ty nắm giữ 90% cổ phần của Dragon City tại TP HCM.

Nữ doanh nhân bước chân vào thương trường năm 1998, khi bà đang là sinh viên năm thứ hai ngành kinh tế tài chính ở Moscow, Nga. Sau đó, với số vốn nho nhỏ kiếm được, bà làm nhà phân phối các sản phẩm quần áo, văn phòng phẩm, hàng tiêu dùng từ Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc và bán lại ở Nga.

CEO Vietjet Air sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam ảnh 2

Furama Resort ở Đà Nẵng.

Bà kể: “Tôi đã làm việc cật lực và có được lòng tin của nhà cung cấp vì luôn luôn trung thực với họ. Tôi không có nhiều vốn, nhưng nhờ sự tin tưởng, họ đã cho phép tôi nhận hàng trả chậm ngày càng nhiều hơn”.

Chỉ sau 3 năm, bà đã nắm trong tay 1 triệu USD đầu tiên và bắt đầu chuyển sang kinh doanh các mặt hàng công nghiệp. Khi quay về Việt Nam, bà liền góp vốn thành lập ngân hàng Techcombank và VIB, bộ đôi ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Tiếp đó, bà cùng đối tác nộp hồ sơ xin lập một hãng hàng không tư nhân, mở tung cánh cửa bước vào thị trường mà trước đó vốn chỉ có một đơn vị độc tôn là Vietnam Airlines.

CEO Vietjet Air sẽ là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên tại Việt Nam ảnh 3

Vietjet Air nổi tiếng bởi đội ngũ tiếp viên trẻ trung với trang phục bikini táo bạo.

Từ đó, VietJet Air ra đời và nhanh chóng nổi tiếng với đội ngũ tiếp viên hàng không trẻ trung cùng chiến lược xây dựng hình ảnh táo bạo. Tiếp viên của hãng từng mặc bikini trong những chuyến bay khai trương có điểm đến là các vùng biển.

VietJet đến nay đã trở thành hãng hàng không bình dân dành cho mọi người, người người đi VietJet, nhà nhà bay VietJet. Hiện máy bay của hãng có thể bay tới 47 điểm trong phạm vi quốc gia và cả các sân bay Châu Á như Seoul, Bangkok, Singapore. Trong thời gian tới, bà Thảo tham vọng sẽ biến VietJet trở thành một Emirates phiên bản Châu Á, thành công như hãng hàng không Dubai, đơn vị mở 150 điểm đến và cung cấp các chuyến bay có thời gian bay dài nhất trên thế giới. Bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2011, VietJet đang sở hữu 47 đường bay ở trong nước và khu vực châu Á. Nếu được định giá 1 tỷ USD, hãng có giá trị vốn hóa lớn hơn cả Asiana Airlines của Hàn Quốc hay Finnair Oyj của Phần Lan.

"Bạn phải dẫn đầu và chấp nhận rủi ro một cách có tính toán. Là một nữ doanh nhân, tôi có trách nhiệm cống hiến cho nền kinh tế đất nước và mang đến sự thay đổi tích cực cho cả quốc gia, cộng đồng. Trong ánh sáng của sự bình đẳng, điều ấy đang diễn ra", nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ.

An Mai (Theo The Bloomberg)

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.