Cha mẹ không tin con bị sàm sỡ: Thật đáng trách làm sao!

Thật đáng trách làm sao khi cha mẹ không tin ở lớp học, con mình ngày ngày đang bị gã thầy giáo dâm dê, sàm sỡ. Chỉ khi sự việc đáng tiếc xảy ra, họ mới kêu trời thương con.
Cha mẹ không tin con bị sàm sỡ: Thật đáng trách làm sao!

Quan sát bức ảnh và nhìn vào vị trí bàn tay của thầy giáo thì có lẽ mọi người đều hiểu thầy đang “chỉ bài” như thế nào. Nên việc thầy có bị “vu oan” hay không chắc khỏi bàn cãi.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây đó là trước khi nhờ bạn bè quay, chụp lại khoảnh khắc này, em nữ sinh S.T đã về nói với mẹ rằng em bị thầy giáo sàm sỡ khi đi học thêm ở nhà vợ thầy. Thế nhưng đáng tiếc thay, mẹ em lại không tin.

Tôi còn nhớ, một dạo truyền thông dồn dập đưa tin về “Quy tắc PANTS” (PANTS rules) của tổ chức NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em ở Anh quốc.

Cha mẹ không tin con bị sàm sỡ: Thật đáng trách làm sao! ảnh 1

Thầy giáo đang “chỉ bài” cho học sinh. Ảnh: Công an TP HCM.

Quy tắc này hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ mình để chống bị xâm hại, lạm dụng tình dục. Điều cuối của quy tắc tương ứng với chữ “S” là: Speak up (lên tiếng). Có nghĩa, khi có bất cứ chuyện gì xảy ra hãy lên tiếng với người mà em tin tưởng, như bố, mẹ, chị gái, cô giáo, ...

Vậy mà, khi nữ sinh S.T lên tiếng với người em tuyệt đối tin tưởng - là mẹ, người mẹ đó lại hoàn toàn phớt lờ điều con mình nói.

Có thể chị nghĩ do con mình không thích học nên đã bịa chuyện để được nghỉ. Hoặc chị cho rằng nghề thầy giáo là nghề rất “mô phạm”, mẫu mực, khuôn phép thì làm sao có thể “chỉ bài” một cách “nhạy cảm” như thế trước mặt bao nhiêu học sinh.

Nhưng chị đã nhầm! Có lẽ, khi nhìn bức ảnh này, chắc chắn chị sẽ tự trách bản thân mình khi không tin con sớm hơn và cảm thấy may mắn vì chưa có chuyện gì nghiêm trọng hơn nữa xảy ra. (Mặc dù ảnh hưởng tâm lý của việc “chỉ bài” đến em nữ sinh kia đã là không nhỏ).

Bức ảnh này vừa là bằng chứng tố cáo hành động “dạy học” vô liêm sỉ của người thầy nhưng đồng thời nó cũng là lời nhắn nhủ với tất cả các bậc phụ huynh.

Nếu con cái quý vị đang ở tuổi vị thành niên, hãy quan tâm hơn đến con cái mình hơn. Hãy đủ sáng suốt để nhận định được con nói thật hay không, có điều gì bất thường đang xảy ra với con hay không.

Em nữ sinh ở An Giang thật may mắn khi đã nghĩ ra được biện pháp chứng minh cho mẹ thấy lời nói của mình là thật. Nhưng còn rất nhiều trẻ nhỏ khác hàng ngày vẫn phải đối mặt với những hiểm nguy rình rập mà không dám lên tiếng hoặc lên tiếng cũng chẳng ai tin.

Chỉ khi hậu quả đã quá nặng nề thì các em mới được quan tâm. Và lúc đó bậc làm cha mẹ mới hối hận.

Thật đáng trách làm sao!

Phan Huỳnh Tuấn

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.