Làm xong thì dân biết

(Ngày Nay) - Tôi hỏi ông về một đại dự án của chính phủ, lớn nhất Myanmar thời kỳ đó, một dự án khiến nhiều nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên. “Tại sao họ làm thế?” - “Điều đó phải đi hỏi họ” - ông nhún vai. “Thế người dân không biết gì về dự án đó hay sao?” - “Biết chứ, họ làm xong thì dân biết”...
Hình minh họa
Hình minh họa

Một buổi chiều mùa hè ở Yangon cách đây mấy năm, tôi bước vào tòa soạn của một trong những tờ báo lớn nhất Myanmar.

Không hẹn trước, cũng chẳng có tư cách công tác gì, tôi và anh bạn chỉ là hai khách du lịch bình thường. Nhưng tôi rất muốn tìm hiểu về đất nước đang chuyển mình này, mà chẳng có nơi nào tốt hơn, ngoài việc tìm đến các nhà báo. Tôi gặp lễ tân, trình bày ý nguyện, rồi bày tỏ mong muốn được gặp ai đó, bất kỳ ai cũng được.

Kết quả không ngờ. Phó tổng biên tập tờ này ra tiếp chúng tôi. Ông bảo, các anh muốn biết điều gì, về tờ báo, về đất nước, cứ hỏi. Chúng tôi trò chuyện khá cởi mở.

Thời ấy, Myanmar vẫn nằm dưới quyền chính phủ quân sự cũ, chưa chuyển giao hết quyền lực như bây giờ. Tôi hỏi ông về một đại dự án của chính phủ, lớn nhất Myanmar thời kỳ đó, một dự án khiến nhiều nhà quan sát quốc tế ngạc nhiên. “Tại sao họ làm thế?” - “Điều đó phải đi hỏi họ” - ông nhún vai. “Thế người dân không biết gì về dự án đó hay sao?” - “Biết chứ, họ làm xong thì dân biết”.

Mỗi lần nhớ về cuộc trò chuyện ấy, tôi lại thấy câu nói ấy buồn cười. Ông phó tổng tỏ ra là một người nghiêm túc. Và dù cởi mở, vẫn giữ chút ít sự thận trọng - vì cuối cùng ông vẫn là lãnh đạo một tờ báo, cũng chẳng biết tôi là ai, không một mẩu giấy tờ. Nhưng đến cuối buổi nói chuyện, nhà báo ấy vẫn không tránh được việc thốt lên một câu mỉa mai.

Mệnh đề “dân biết chứ, họ làm xong thì dân biết” ấy thật ra là kinh điển không chỉ ở Myanmar.

Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 là 192 nghìn tỷ đồng. Tất nhiên nếu nhìn kỹ vào báo cáo, thì một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thu ngân sách không đạt dự toán. Nhưng dù là lý do gì, bội chi tất nhiên là không tốt. Nó khiến nợ công gia tăng. Ngân sách eo hẹp thì không thể tạo động lực cho các dự án phát triển.

Và tôi tự hỏi rằng trong bức tranh ảm đạm này, thì có bao nhiêu dự án, bao nhiêu khoản chi nằm trong tình trạng “họ làm xong thì dân biết”?

Những gang thép Thái Nguyên hay xơ sợi Đình Vũ, nghìn tỷ vốn nhà nước “đắp chiếu” đã khiến người dân kinh hãi. Nhưng đến đầu tuần trước, Văn phòng chính phủ lại công bố danh sách 7 dự án nghìn tỷ “cần xử lý” nữa, như Đạm Hà Bắc, đóng tàu Dung Quất hay gang thép Lào Cai.

Tất nhiên làm ăn có lỗ lãi là chuyện rủi ro có thể gặp, nhưng những con số kinh hoàng về vốn ngân sách này luôn khiến tôi nhớ đến sự minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước. Quy định về việc họ cũng phải công bố thông tin hoạt động lên website vốn đã có từ lâu, nhưng số doanh nghiệp tuân thủ rất ít. Về cơ bản, dân sẽ biết khi đã có kết cục.

Rồi những chuyện ngang trái như tiếp khách hết 3,2 tỷ ở ủy ban tỉnh Gia Lai; cán bộ ủy ban xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) nợ đến 3,5 tỷ tiền ăn uống, hát hò và khiến chủ nợ kéo đến tận ủy ban đòi; hay là thành ủy Bạc Liêu hết tiền không có cả tiền đóng điện nước... đều khiến tôi tự hỏi rằng tại sao “họ làm xong dân mới biết”?

Việc công khai hoạt động của các cơ quan chi tiêu hay đầu tư ngân sách là chuyện hiển nhiên. Đằng nào, Luật tiếp cận thông tin (có hiệu lực vào năm 2018) cũng sẽ cho phép người dân được quyền hỏi mọi vấn đề như vậy. Nhưng tôi tự hỏi rằng tại sao phải đến khi báo chí chất vấn, người dân chất vấn thì chúng ta mới có quyền “biết”. Thời đại này không thiếu gì kênh để chủ động bạch hóa. Huyện nào cũng có cổng thông tin riêng. Doanh nghiệp thì khỏi bàn.

Nhưng không. Việc chủ động minh bạch vẫn là một thứ gì rất xa xỉ. Họ cứ làm xong thì dân biết.

Họ làm xong thì dân biết, câu mỉa mai của ông phó tổng tờ báo kia rất đắt giá. Cũng là cái sự “biết”, nhưng “biết trước” và “biết sau” vô cùng khác biệt. 

Họ làm xong thì dân biết, cũng là “biết” nhưng không thể gọi là có sự giám sát, không có sự điều chỉnh, ngăn chặn và dân biết nhưng dân... không thể bàn.

Người dân biết rất nhiều thứ. Nhưng đều là sau khi nó đã trở thành đống bê tông đắp chiếu hay một lỗ rỗng toác không thể quyết toán trên sổ sách. Và nếu không có một sự thay đổi quyết liệt nào đó, thì trong năm 2017 tới, người dân sẽ còn được biết rất nhiều thứ nữa. Có điều, "họ làm xong thì dân biết".

Theo Vnexpress
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.