Lễ hội truyền thống hay văn hóa dã man, lười biếng?

Chúng ta cứ thắc mắc tại sao văn hóa ứng xử của người Việt ngày càng xuống cấp. Đơn giản vì chúng ta đang mù quáng tôn vinh những lễ hội cổ hủ và dã man.
Lễ hội truyền thống hay văn hóa dã man, lười biếng?

Cứ sau Tết, chủ đề về những “lễ hội” tràn lan khắp các mặt báo. Đương nhiên, những từ khóa đi kèm sẽ luôn là “chen nhau”, “hỗn loạn”, “ngao ngán”, “giành giật”, “ẩu đả”, “bất chấp”…

Kèm theo những bài viết đó luôn là những hình ảnh chân thực nhất đưa độc giả trở về thời kì dã man của loài người.

Có lẽ chỉ ở làng Ném Thượng, tỉnh Bắc Ninh, người ta mới vui mừng hớn hở, cổ vũ cho việc “giết” của các đao phủ. Chém sao phải thật ngọt, thật dứt khoát, một phát “đứt” luôn.

Sau đó họ lại nở những nụ cười man rợ, vui mừng hạnh phúc trước sự đau đớn, gào rống của con vật và cho rằng sự máu me đó là may mắn, tài lộc...

Cũng có lẽ chỉ ở Vĩnh Phúc, ở Sóc Sơn... người ta mới bất chấp mọi văn hóa tối thiểu nơi công cộng để “xin” ít lộc từ các thánh.

Tất cả mọi người, bất kể trẻ vị thành niên cho tới thanh niên trai tráng hay các bác U50 đầu hai thứ tóc đều xông vào để giẫm đạp lên nhau, sẵn sàng ẩu đả, leo rào, trèo tường, phá hoại cảnh quan nơi linh thiêng để có một chỗ đứng trong hội, để tiếp cận những biểu tượng may mắn, tài lộc.

Lễ hội truyền thống hay văn hóa dã man, lười biếng? ảnh 1

Những hình ảnh tưởng chừng như chỉ gặp ở trong phim. Ảnh: Tuổi trẻ.

Phải chăng vì tôn sùng “truyền thống” và “văn hóa” bạo lực đó mà giờ đây con người ngày càng hung hãn với nhau hơn, ngày càng “vô văn hóa” hơn?Đành rằng những lễ hội đó là “truyền thống”, là nét văn hóa đặc trưng của một vùng miền. Nhưng không nên vin vào hai chữ “văn hóa” hay “truyền thống” để cố xúy sự dã man, bạo lực trong cách hành xử của con người.

Những cảnh chen chúc, tranh cướp hoa tre, cướp phết ở các lễ hội chẳng khác gì cảnh dẫm đạp, trèo rào để vào tắm miễn phí ở công viên nước Hồ Tây.

Lễ hội truyền thống hay văn hóa dã man, lười biếng? ảnh 2

Người người chen chúc nhau, trèo tường, vượt rào tại đền Sóc. Ảnh: Internet.

Chẳng những thế, những tục như “đả cầu cướp phết”, cướp cống vật như trầu cau, hoa tre vô hình chung đã tạo nên tư duy lười biếng, không làm vẫn có ăn cho cá nhân và tập thể.Hay như khi ra đường, chuyện chỉ bé cỏn con mà nhiều thanh niên cũng sẵn sàng “xin tí huyết” của đối phương để giải quyết nhanh gọn mâu thuẫn cá nhân. Điều đó có khác gì việc tôn sùng máu me, “chém và xiên” của lễ hội chém lợn Bắc Ninh.

Nhiều người cho rằng cứ cướp được quả phết, cứ cướp được lễ vật thì sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc, thành đạt... Thế nên, trong lễ hội đó họ bất chấp bầm dập vì chen lấn, bất chấp phải ra nắm đấm cả với những người hàng xóm thân thuộc của mình chỉ để cướp được quả phết, mang “vinh quang” về cho cá nhân và gia đình.

Sau đó, thường thì người cướp được những vật phẩm may mắn sẽ ung dung, sung sướng tận hưởng “sự thành đạt” nhờ thánh thần ban cho thông qua việc “cướp” nên cứ thế “há miệng chờ sung”.

Còn những người không cướp được lại nghĩ rằng “âu cũng là cái số” nên an phận, không biết phấn đấu. Quả thật, chúng ta sẽ luôn nghèo bền vững nếu như chỉ biết “há miệng” chờ lộc thánh hay sự may mắn được gửi từ... trên trời.

Thiết nghĩ, truyền thống hay văn hóa đều do con người gây dựng nên. Nếu “truyền thống” mà cổ xúy cho sự xuống cấp của văn hóa, ý thức của người dân thì nên thẳng tay chấn chỉnh hoặc mạnh dạn dẹp bỏ để kiến tạo một truyền thống, văn hóa khác “văn hóa” hơn.

Chúng ta không nên ôm lấy quá khứ, không nên hoài cổ những thứ đã bị mai một, xuống cấp để rồi làm ảnh hưởng đến sự phát triển đi lên của dân tộc, của đất nước.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Bảo Trang

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.