Nên trao tặng danh hiệu gia đình ‘chưa văn hóa’

Một “người dân văn hóa” sống trong “khu phố văn hóa” đã có tâm thư đóng góp xoay quanh việc trao tặng danh hiệu “gia đình văn hóa".
Nên trao tặng danh hiệu gia đình ‘chưa văn hóa’

Trước tiên, tôi xin cảm ơn các cấp chính quyền đã xét duyệt cho gia đình và gần như tất cả hàng xóm của tôi danh hiệu “gia đình văn hóa”. Nhờ danh hiệu đó mà khu phố tôi ở, cả năm hàng xóm chẳng bao giờ biết mặt nhau vậy mà vài ngày gần đây rôm rả đến lạ.

Sáng ra ngõ thay vì chào nhau một hai tiếng xã giao thì giờ đã đổi thành câu hỏi tu từ: “Nhà cô có được danh hiệu gia đình văn hóa không?”. Chẳng những thế, mấy nhà có “tư thù” với nhau từ trước khiến cho cả xóm thỉnh thoảng lại giật mình thon thót với mấy câu nói đổng nói đểu, chửi rủa nhau từ tờ mờ sáng chỉ vì “nước sông phạm nước giếng” ấy vậy mà “hòa thuận” được hẳn vài ngày nhờ ai cũng giữ cái tâm thế “văn hóa” được trao tặng.

Nên trao tặng danh hiệu gia đình ‘chưa văn hóa’ ảnh 1

Những tấm biển “Gia đình văn hóa” ở khắp mọi nơi. Ảnh: Lao động.

Dần dần, mọi người cũng biết được hóa ra nhà nhà được công nhận “gia đình văn hóa”, người người là thành viên “văn hóa”. Chỉ có duy nhất hai nhà ở trong khu là “vô văn hóa” vì đẻ quá số con quy định và “nghèo bền vững”. Nhờ nhận thức được sự “đại trà văn hóa” đó nên rồi mọi người chán chẳng muốn “giữ kẽ” bảo toàn danh hiệu nữa. Rồi đâu lại vào đấy, lạnh nhạt vẫn lạnh nhạt mà chỗ nào đinh tai thì vẫn cứ nhức óc!

Theo như tôi được biết thì cả Việt Nam có 19 triệu trên 22 triệu gia đình được công nhận gia đình văn hóa vớ tỉ lệ hơn 85%. Mà cứ khu phố nào có tỉ lệ gia đình văn hóa cao thì khu phố đó trở thành khu phố văn hóa. Vậy với 85% gia đình văn hóa trên khắp cả nước thì chắc chắn Việt Nam là quốc gia văn hóa rồi!

Mà có lẽ đâu phải riêng năm nay Việt Nam mới có nhiều cá nhân, gia đình văn hóa như vậy. Từ nhiều năm trước, tỉ lệ gia đình văn hóa của cả nước luôn luôn chiếm phần (rất) lớn, có lẽ chỉ kém tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh THPT.

Tôi cũng đã từng nghe một câu nói rất hay: “Nếu như ai cũng là siêu nhân thì sẽ chẳng có ai là siêu nhân nữa”. Vậy, đặt vào hoàn cảnh của nước ta hiện nay, câu nói đó sẽ tam sao thất bản thành: “Nếu như gia đình nào cũng văn hóa thì sẽ chẳng có gia đình nào văn hóa nữa”. Việc “đại trà văn hóa” như thế khiên cho cái danh hiệu mất đi nhiều phần quý giá!

Nên trao tặng danh hiệu gia đình ‘chưa văn hóa’ ảnh 2

Ngay dưới tấm biển khu phố văn hóa là… một đống rác. Ảnh: Internet.

Thế nên, với cương vị một cá nhân văn hóa sống trong gia đình, khu phố, đất nước văn hóa, tôi xin có một đề xuất đó là không trao danh hiệu gia đình văn hóa nữa mà thay vào đó là trao danh hiệu gia đình “chưa văn hóa” cho phần thiểu số. Điều đó chắc chắn sẽ thu được rất nhiều lợi ích.

Lợi ích đầu tiên về mặt tinh thần, đó là gia đình nào được trao giấy chứng nhận “chưa văn hóa” sẽ tự cố gắng phấn đấu cho văn hóa hơn. Còn những nhà đã văn hóa rồi thì sẽ không tự cao, tự phụ vì được công nhận là văn hóa nữa.

Thứ hai, nếu cứ tính trung bình 5000 VNĐ một tấm giấy khen “Gia đình văn hóa”, nhân lên cho 19 triệu gia đình thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi khoảng 95 tỷ VNĐ chỉ để trao tấm giấy mà nhiều gia đình chẳng mặn mà gì. Sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều chi phí nếu như trao danh hiệu gia đình chưa văn hóa cho thiểu số. (Mà dự đoán là gia đình chưa văn hóa ngày càng giảm nên ngày càng tiết kiệm ngân sách hơn là điều dự đoán được.)

Hi vọng với những lợi ích cả về vật chất lẫn tinh thần đã liệt kê ở trên, đề xuất của tôi sẽ được các cấp, các ban ngành xét duyệt.

Một người dân văn hóa

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.