Ngành y không chỉ có mỗi bác sĩ

Họ cần phải hiểu rằng mình đang làm trong ngành dịch vụ, chứ không phải là một hình thức cửa quyền, xin - cho nào đó. Họ cần phải có thái độ làm việc tốt hơn, đúng mực hơn.
Ngành y không chỉ có mỗi bác sĩ

Ngày thầy thuốc Việt Nam đã qua, đọc tâm sự của các y bác sĩ, thấy nhiều người buồn vì ngành y quá áp lực, lại hay bị dư luận hiểu sai, cán bộ, nhân viên y tế thường xuyên bị bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mạt sát thậm chí dùng bạo lực.

Thật ra, xã hội Việt Nam vẫn là một xã hội đặt việc học lên hàng đầu. Và bác sĩ, vẫn là một nghề được trọng vọng, không phải vì kiếm được nhiểu tiền, mà là vì bác sĩ bao giờ cũng được xem là hiện thân của tri thức, có kiến thức uyên thâm, và chắc chắn là người tài giỏi.

Các bạn thử nhìn xung quanh đi, nếu có một cô bé mới lớn nào ngoại hình xinh xắn, thì bà con dòng họ sẽ có những câu khen, đại loại “Xinh như vầy thì phải bác sĩ, kỹ sư mới “gật” nghe chưa!”, chứ chả ai nói phải lấy ... đại gia cả.

Các bệnh nhân khi gặp bác sĩ đa phần đều tỏ ra kính trọng, chứ cũng không có người bình thường nào lại đi ra vẻ kẻ cả với người đang chữa bệnh cho mình.

Ngành y không chỉ có mỗi bác sĩ ảnh 1

Nghề y là một nghề đặc biệt và cao quý. Ảnh minh họa: Sức Khỏe và Đời Sống.

Vấn đề ở đây là trong một đợt đi thăm khám bình thường, bệnh nhân tiếp xúc với bác sĩ được bao lâu? Cả lúc khám ban đầu và lúc bác sĩ đọc kết quả xét nghiệm rồi kê toa, có lẽ chỉ khoảng 10 - 15 phút.

Mà đi khám bệnh bao giờ cũng mất cả ngày, hoặc có khi hơn, vậy tất cả thời gian còn lại bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tiếp xúc với ai? Đó là các nhân viên hành chính, thu ngân, bảo vệ, lao công cho đến điều dưỡng, y tá... làm việc trong bệnh viện.

Và nếu người dân vẫn cứ phàn nàn về chuyện đi khám bệnh thì đây chính là đội ngũ cần thay đổi trước tiên.

Tôi từng đi khám ở một bệnh viện lớn, chuyên về bệnh phổi tại thành phố Hồ Chí Minh, giấy hẹn lấy kết quả xét nghiệm của tôi ghi 13g30. Đúng giờ hẹn tôi tới phòng lấy kết quả để nộp giấy hẹn và ngồi đợi, cùng khoảng chục bệnh nhân khác.

Hơn một tiếng đồng hồ sau vẫn không thấy động tĩnh gì, tôi đến hỏi nhân viên giấy hẹn của tôi ghi 13g30 mà giờ vẫn chưa có kết quả, anh nhân viên đó nhìn tôi, dựa lưng ra ghế, nhếch mép cười và nói Đó là chuyện bình thường, cuộc đời đâu phải lúc nào nó cũng diễn ra như ý mình muốn đâu”.

Thật sự lúc đó, với cái mệt mỏi vì chờ đợi, cái lo lắng không biết mẫu xét nghiệm của mình có bị thất lạc hay không, cộng với thái độ và điệu cười của anh ta lúc đó, tôi rất muốn đấm vào mặt anh ta một cái. Tất nhiên tôi không làm như thế, nhưng nếu sau này, tôi có đọc báo hay nghe tin ở bệnh viện đó, nhân viên đó bị hành hung, tôi sẽ không ngạc nhiên và có phần thông cảm với “kẻ côn đồ” kia.

Có nhiều người nói rằng thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế quá thấp, đừng bắt họ trở thành thiên thần. Tôi luôn ủng hộ tăng thu nhập cho họ, tôi ủng hộ tăng viện phí, nhưng tôi không nghĩ tiền bạc là yếu tố quyết định ý thức, thái độ của một con người.

Tôi từng chứng kiến một nhân viên bảo vệ ở một bệnh viện công lớn ở quận Bình Thạnh, cãi nhau với một cụ già chỉ vì cụ ngồi vào cái ghế của anh ta. Trong khi ở một bệnh viện tư khác, tôi cũng thấy một anh bảo vệ chạy lại hỏi một bà cụ rằng: “Ngoại ơi, ngoại đi khám một mình hả? Ngoại đưa giấy tờ con đi đăng ký giúp cho!”.

Nhân viên bảo vệ không hưởng lương bệnh viện mà hưởng từ công ty bảo vệ, chưa kể anh bảo vệ ở bệnh viện công thu nhập có khi còn cao hơn nếu anh ta làm thêm chân “cò”. Vậy thì cái gì ảnh hưởng đến thái độ của họ, tiền bạc hay môi trường làm việc?

Ngành y luôn nói về việc nâng cao y đức của bác sĩ để hạn chế sự phiền nhiễu cho người dân, tôi nghĩ bác sĩ nào cũng có y đức cả, ai mà chả muốn cứu người.

Cái cần “nâng cao” ở đây, là bộ mặt của bệnh viện. Trình độ bác sĩ được xem là chất lượng của bệnh viện, còn bộ mặt của bệnh viện là những người tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân một cách thường xuyên và trực diện, đó là những nhân viên làm việc trong bệnh viện đó.

Nếu muốn người dân có thiện cảm với ngành y, trước hết các bệnh viện, đặc biệt là các bệnh viện công, cần phải hiểu được đâu là bộ mặt của họ, và cần phải làm gì để bộ mặt đó không bị xấu đi.

Họ cần phải hiểu rằng mình đang làm trong ngành dịch vụ, chứ không phải là một hình thức cửa quyền, xin - cho nào đó. Họ cần phải có thái độ làm việc tốt hơn, đúng mực hơn.

Thái độ ở đây không phải là lúc nào cũng nở một nụ cười, hay gọi dạ bảo vâng mà chỉ cần họ tận tình giúp đỡ, hướng dẫn người bệnh, giải đáp các thắc mắc một cách ôn tồn và dễ hiểu, làm được vậy thì dù khuôn mặt không cảm xúc, người bệnh vẫn hài lòng.

Phan Huỳnh Tuấn

Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .