Tâm thư trả lời của ‘bác Y tế’ gửi ‘Dân’

Gửi người viết Tâm thư cho bác Y tế. Tôi coi nó chỉ là ý kiến cá nhân. Vì tôi cũng là người dân, và ý kiến của cá nhân bác không đại diện cho một bộ phận người dân như tôi.
Tâm thư trả lời của ‘bác Y tế’ gửi ‘Dân’

Kính gửi bác Dân!

(Thật ra bác có tên nhưng không chịu xưng, mà lại tự nhận mình là “Dân” nên tôi chả còn cách nào khác đành gọi bác là “Dân” vậy).

Giữa lúc đang bộn bề công việc, tôi bất ngờ đọc được tâm thư của bác. Biết là lá thư của bác Dân “nhỏ nhoi”, nhưng lúc đọc tôi lại thấy một nỗi đau lớn. Tôi đau vì ngành Y chúng tôi thiệt thòi thì ít mà phần lớn do thấy bác Dân hoặc quá thiếu thông tin hoặc vì một lý do nào đó lại cố lờ đi những sự thật hiển nhiên.

Mặc dù tôi không tin bác thiếu thông tin trong cái thời đại bùng nổ internet này, nhưng tôi buộc phải đổ cho lý do này vì như bác nói “niềm hy vọng thì nên nắm giữ chứ buông tay ra thì biết bám víu vào đâu?”.

Tôi quyết định ngồi đây, kỳ cạch gõ bức “tâm tình” này để đảm bảo bác không thiếu thông tin và hy vọng bác có thể vui vẻ chấp nhận việc tăng giá dịch vụ y tế.

Bác Dân à! Không biết bác có nhớ lần nâng “lương tối thiểu” đầu tiên của bác vào năm nào không và bác đã có bao nhiêu lần nâng lương kể từ “cái thủa đầu tiên ấy”?

Nếu bác không nhớ thì để tôi nhờ Wikipedia nhắc cho bác nhớ: “Từ tháng 1 năm 1997”, Chính phủ “nâng mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 05/CP ngày 26 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ lên 144.000 đồng/tháng” áp dụng đối với những người “không giầu không nghèo” như bác đó bác Dân.

Thưa bác, từ đó tới năm 2015 bác đã được tăng 15 lần, và mức lương tối thiểu (mức thấp nhất) cuối cùng bác nhận là 2.150.000 đồng/tháng. Thưa bác như vậy mức lương tối thiểu của bác đã tăng gần 18 lần (tương đương với 1800%) sau 21 năm. Không quá tệ bác nhỉ!

Vẫn tệ ạ? Cái này mới là tệ hơn bác này: Giá dịch vụ Y Tế không thay đổi từ năm 1992 tới 2015, và mức tăng mà bác gọi là đại “nhảy cóc” đó chỉ có 30%, không khác là bao so với những lần “leo thang từng bậc” của giá xăng hay lương tối thiểu đâu bác nhỉ. Để tăng được 30% đó ngành Y tế chúng tôi đã phải ngậm đắng nuốt cay suốt gần một phần tư thế kỷ.

Bác Dân à! Trước khi trả lời cầu hỏi có vẻ thách thức của bác về việc tăng giá dịch vụ y tế có đi kèm với tăng chất lượng khám chữa bệnh hay không, tôi xin hỏi bác 2 câu:

Chất lượng xăng có tăng khi tăng giá xăng không?

Năng suất lao động của bác Dân có tăng khi được nâng lương tối thiểu không?

Quay về câu hỏi của bác, tôi xin trả lời thẳng luôn: trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua, chất lượng khám chữa bệnh của ngành Y chúng tôi liên tục tăng, tăng đều và tăng ổn định.

Bác biết không, theo số liệu thống kê của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank): Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng dần đều từ 71 (năm 1990) lên tới 76 (năm 2013). Tỷ lệ tử vong sơ sinh giảm từ 24/1000 trẻ sống (năm 1990) xuống còn 11/1000 trẻ (năm 2015). Tỷ lệ tử vong nhũ nhi giảm từ 37/1000 trẻ sống (năm 1990) xuống còn 17/1000 trẻ (năm 2015).

Đấy là chưa kể hàng trăm ngàn kỹ thuật mới, tiên tiến được ngành Y chúng tôi áp dụng, cứu sống hàng triệu lượt người trong suốt một phần tư thế kỷ vừa qua. Một vài ví dụ nêu ra để bác rõ: nếu như những năm 90 của thế kỷ trước, nhồi máu cơ tim cầm chắc cái chết, nhồi máu não hầu như bán thân bất toại phải vệ sinh tại chỗ thì ngày nay, phần lớn các bệnh nhân nhồi máu cơ tim sau can thiệp mạch vành đã quay trở về với cuộc sống. Và rất nhiều bệnh nhân nhồi máu não đi lại bình thường sau vài ngày điều trị bằng tiêu sợi huyết.

Ấn tượng đấy chứ nhỉ? Bác nên nhớ thành quả này đạt được kể cả khi giá dịch vụ y tế được đóng băng trong 23 năm bác nhé! Bác yên tâm, đừng lo “chót lưỡi đầu môi” vì “bản tính” ngành Y chúng tôi luôn phải nhẫn nhịn, khắc phục khó khăn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tôi chắc với bác luôn, sau đợt tăng giá này, chất lượng khám chữa bệnh còn tăng mạnh nữa!

Tôi lại phải nói chuyện về cái mà bác gọi là “góc khuất” của ngành Y. Đầu tiên là quy trình “chờ lâu khám nhanh”. Bác phàn nàn về việc xếp hàng chờ lâu và coi đó là cực hình, nhưng đối với cá nhân tôi và toàn thể ngành Y nói chung thì “chờ đợi là hạnh phúc”.

Ấy bác Dân đừng cười đểu tôi! Tôi nói thế vì tôi thấy mấy người đến viện được ưu tiên chen hàng, không phải chờ toàn mấy người sắp chết cả. So với những người bệnh thập tử nhất sinh đó, chờ đợi quả là hạnh phúc bác Dân nhỉ?

Đối với trường hợp không cấp cứu thì theo tôi việc xếp hàng chờ tới lượt là biểu hiện của văn minh đó bác ạ! Tôi rất cảm thông với bác Dân vì bác bị di chứng nặng nề của việc xếp hàng thời bao cấp, nhưng mong không phải vì thế mà bác lại áp dụng văn hóa Hội Gióng và Đền Trần vào các bệnh viện của chúng tôi.

Nếu xét thuần túy về thời gian chờ khám bệnh có lẽ bác đúng là đang sống trên thiên đường đó bác Dân ạ. Theo New York Time, thời gian chờ để khám Da Liễu tại Mỹ là 29 ngày, chờ khám sức khỏe tại Boston là 66 ngày, chờ khám tim tại Washington là 32 ngày. Thật không thể chấp nhận được bác nhỉ! Tôi công nhận bác Dân nói đúng: người không bệnh chờ khám kiểu Mỹ còn muốn đổ bệnh huống gì là người mang bệnh trong người.

Bác Dân à! Sao bác lại ác ý đổ oan cho chúng tôi là khám “siêu nhanh” thế. Bác nói chúng tôi khám bệnh một phút là bác đang lạm dụng kỹ thuật tu từ dạng ngoa ngôn. Bác bảo người bệnh chưa kịp khai triệu chứng mà chúng tôi đã kê đơn thuốc là đặt điều. Chúng tôi cũng phải nghe họ nói để còn định hướng mà khám, rồi cho xét nghiệm, sơ bộ chẩn đoán, còn kê thuốc chứ ạ.

Tôi không biết bác có biết tính chia không, chứ 100 bệnh nhân như bác nói rải đều trong 8 giờ vàng ngọc, thì mỗi bệnh nhân chỉ được gặp chúng tôi có 4 phút 48 giây. Chúng tôi chỉ kịp nghe triệu chứng, khám và kê đơn thuốc. Chúng tôi cũng muốn ngồi thêm với bác ít phút nữa để giải thích các thắc mắc bệnh tật của bác, cơ mà không có điều kiện bác à. Tôi chỉ chậm 1 chút thôi là người bệnh đợi sau la ó rồi.

Chúng tôi nào có dám “đuổi” bác đâu nhưng thêm cho bác 1 phút tức là tước đi của bệnh nhân đợi sau 1 phút. Tôi nói thật với bác, khi khám bệnh chúng tôi không dám cả uống nước, vì uống nước thì hay mắc tiểu, mà mỗi lần đi tiểu thì lại mất một lượt khám cho bệnh nhân. Chúng tôi thương bệnh nhân lắm bác ạ!

Hơn nữa, bác bức xức về thuốc bảo hiểm vừa thiếu vừa kém, nhưng bác lại không muốn đóng bảo hiểm. Thưa bác, chi phí của nước Mỹ cho bảo hiểm Y tế chiếm tới 17.6% GDP (số liệu năm 2012). Nếu ốp nguyên mẫu này vào Việt Nam, thì thưa bác Dân, trung bình mỗi người dân trong số 91.700.000 người Việt (đang tạo ra 186,2 tỷ đô la GDP) sẽ phải đóng tới khoảng 8 triệu đồng cho 1 năm bảo hiểm y tế (gấp 3,7 lần mức lương tối thiểu). Có mấy trăm nghìn phí bảo hiểm y tế thôi mà đã tới 40% người dân không muốn đóng, thì thử hỏi cơ quan bảo hiểm lấy tiền đâu ra mua thuốc tốt và đủ cho bác?

Tóm lại, đọc bức tâm thư đó tôi chỉ toàn thấy bác mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình mà chả đếm xỉa gì tới hạnh phúc của người khác. Và tôi coi nó chỉ là ý kiến cá nhân. Vì tôi cũng là một người dân.Và ý kiến của cá nhân bác không đại diện cho một bộ phận người dân như tôi.

Tôi mong bác hãy cống hiến và sống có trách nhiệm với xã hội trước khi khoác chữ “Dân” để đòi hỏi quyền lợi cho mình.

Kính bác!

Bùi Nghĩa Thịnh

(Một bác Y tế bình thường)

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.