Từ thiện: Đúng & không đúng

Sau những "mùa từ thiện" chừng đôi tháng, lại đầy rẫy thông tin về “từ thiện vô nghĩa” và “lừa đảo”, “thất vọng”… Nhiều người làm từ thiện xong cảm thấy lòng tốt của mình dường như vô nghĩa.
Từ thiện: Đúng & không đúng

Quả cầu tuyết từ thiện

Mạng xã hội phát triển, thông tin, hình ảnh về tai nạn, rủi ro đều có thể cập nhật ngay và luôn. Lũ lụt, hạn hán, trẻ con cởi truồng chạy trên băng tuyết, những trường hợp bệnh tật hiểm nghèo cần cứu giúp, dưa hấu ế, hoa ly nở sớm… Một người đứng ra lập topic: “hãy cứu giúp”, lập tức hình thành quả cầu tuyết, càng lăn càng to. Cho đến khi nó tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ, nhiều khi đến mức cực đoan, kiểu “đứa nào không mua dưa hấu đều là quân độc ác”. Nhiều người mừng, vì xã hội bây giờ “nhân ái đấy chứ”. Có khó khăn gì cứ hô lên là dân tình xô vào giúp.

Theo ông Đoàn Văn Thái, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, chỉ tính riêng phong trào "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam" Xuân Bính Thân 2016, đã có 123.181 tổ chức, cá nhân và 1.788 doanh nghiệp tham gia đồng hành cùng Hội trong việc vận động và trao quà Tết cho đồng bào nghèo. Cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo", đã lập được hơn 900.000 hồ sơ "địa chỉ nhân đạo", vận động các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trợ giúp thường xuyên, bền vững gần 700.000 "địa chỉ".

Từ thiện: Đúng & không đúng ảnh 1

Ông Đoàn Văn Thái (trái) trong một lần đi trao quà từ thiện. Ảnh: Xuân Tùng.

Gần hơn là tổ chức cứu trợ đồng bào khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn, với hơn 14.000 hộ gia đình hưởng lợi, tổng trị giá cứu trợ gần 5,4 tỷ đồng.

Tỉ lệ thuận với những thông tin này, lại đang phổ biến hoài nghi: chúng ta làm từ thiện có hiệu quả không, đúng cách không?

Thương không phải cách

Khi mới vào nghề, tôi quen một nhóm Việt kiều rất thích gửi tiền về nước làm từ thiện. Họ không muốn thông qua các tổ chức nhà nước, mà theo những địa chỉ “cần giúp đỡ” trên các báo, gửi tiền tận nơi. Ở Việt Nam, tôi được phân công tìm các địa chỉ “đáng thương”, đi trao tiền (hoặc gửi qua bưu điện nếu ở xa) và giữ liên lạc với các trường hợp đó. Để công việc minh bạch, tôi chụp lại thư tay, biên lai gửi tiền và cả thư cảm ơn của các gia đình khó khăn, để gửi lại các nhà hảo tâm.

Sự cho và nhận diễn ra suôn sẻ. Cho đến lúc qua nhiều nguồn, tôi biết được số tiền từ thiện được dùng vào những việc gì.

Từ thiện: Đúng & không đúng ảnh 2

Cửa hàng Goodwill.

Một anh chồng mất vợ, con trong đợt lũ quét năm 2002 ở thôn Mỹ Ngọc, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh dùng một nửa số tiền chúng tôi gửi để “ăn một bữa ra trò ở nhà hàng thành phố, không có nhỡ chết bất ngờ như vợ, lại chẳng biết mùi đời là gì” (nguyên văn).

Một hộ nghèo ở xã Du Già, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang bị trận lũ lịch sử năm 2004 cuốn mất nhà. Chúng tôi và một hội khác ở Hà Nội gửi tiền giúp họ dựng lại nhà. Nhưng lý do tiền không đủ, họ dựng nhà tạm và dùng tiền mua cái Wave Tàu để chạy đường núi. Không lâu sau, con trai nhà này bị ngã gãy chân do đi Wave Tàu lên rẫy.

Một gia đình khác ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An, được chúng tôi góp tiền giúp chữa bệnh cho con. Con khỏi ốm, họ viết thư xin tiền tiếp để xây nhà tắm…

Những ví dụ kiểu này khá nhiều. Duy trì được khoảng hai năm, nhiệt tình của tôi và nhóm Việt kiều tan rã. Về sau, có dịp ngồi với tình nguyện viên người Pháp Catherine Moore, tôi kể chuyện này, chị trố mắt bảo: ở chỗ tao, không bao giờ có chuyện cho tiền trực tiếp như vậy. Nếu mày cho người ta tiền quá dễ dàng, họ sẽ dùng sự nghèo đói để mưu sinh!

Gần đây nữa, trong đợt rét đậm rét hại ở Lào Cai, gần như nửa Hà Nội rủ nhau quyên áo ấm giúp người Mông. Rất nhanh sau đó, cũng là dân mạng phát hiện, người dân tộc hoàn toàn không mặc quần áo “viện trợ”. Anh Trần Văn Vĩ, (Công ty du lịch Hòa Bình – nick facebook là Trương Chi) kể: “Dân tộc Mông vốn là một tộc người sống khép kín và rất bí ẩn. Phụ nữ Mông, ai cũng biết thêu thùa may vá, tất cả đều là tự làm lấy. Họ tự hào về điều đó và phụ nữ người Mông sẽ chỉ mặc quần áo của mình làm ra, họ không mặc của ai kể cả cùng là người Mông”.

Từ thiện: Đúng & không đúng ảnh 3

Cửa hàng Myrorna.

Của cho không bằng cách cho

Lập hội, nhóm từ thiện đã trở thành một hoạt động phổ biến. Xuất phát từ quy ước: “Hoạt động nhân đạo, từ thiện là hoạt động tự giác, từ tâm, ai cũng có thể tham gia, tổ chức nào cũng có thể thực hiện, miễn là tham gia/thực hiện với một động cơ trong sáng, không vụ lợi, không lợi dụng hoạt động từ thiện để đánh bóng hình ảnh cá nhân/tổ chức hoặc vì mục tiêu không liên quan khác. Người có nhu cầu lập tổ chức (Hội, hiệp hội...) hoạt động nhân đạo/từ thiện chỉ cần đăng ký thành lập tổ chức theo quy định của Nghị định 45 của Chính phủ về Hội. (Trích ý kiến của ông Đoàn Văn Thái, Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam)

Cùng với sự lan tỏa của mạng xã hội, làm từ thiện đôi khi giống như mode. Đi từ thiện thực chất là du lịch, chỉ nhăm nhăm chụp ảnh selfie. Cho người ta những thứ mình có. Dùng được hay không là chuyện của người nghèo! Có nhóm còn không thèm quan tâm đồ cứu trợ của mình có được dùng hay không.

Cũng có một số người nhân việc từ thiện, tranh thủ “tống” quần áo, chăn màn cũ. Ai làm tình nguyện viên từ thiện tham gia khâu phân loại quần áo đều biết điều này. Có người “giúp người nghèo” cả bao quần áo, nhưng cái rách, cái bạc, cái doãng, chỉ có thể bỏ làm giẻ lau.

Riêng về vụ “đồ cũ không biết tống đi đâu”, bạn Nguyễn Hải Hà - du học sinh (ĐH Pittspurgh - Mỹ) ao ước: nếu có tiền tôi sẽ lập một cái Goodwill ở Việt Nam.

Goodwill xuất phát từ một cửa hàng chuyên nhận đồ tài trợ (chứ không phải bỏ tiền thu mua). Ví dụ, trong nhà bạn có một số đồ cũ nhưng vẫn còn dùng tốt, bỏ đi thì phí mà cho thì chẳng biết cho ai. Vậy là bạn có thể mang chúng đến các thùng nhận đồ ủng hộ của Goodwill hoặc mang chúng trực tiếp đến cửa hàng của Goodwill. Goodwill có một hệ thống thùng thu gom đồ cũ tại những nơi công cộng ở khắp nơi trên nước Mỹ và 22 nước khác. Không thiếu thứ gì cho sinh hoạt gia đình, được các tình nguyện viên phân loại, sửa chữa, đánh bóng, sơn sửa lại… rồi bán với giá rẻ.

Doanh thu và lãi từ hoạt động bán hàng của Goodwill sẽ được dùng để dạy tiếng Anh (hoặc tiếng sở tại) cho người nhập cư, trẻ em thất học, người lớn mù chữ…; tìm kiếm việc làm cho người thất nghiệp; cung cấp nhà cho người vô gia cư cư trú qua đêm; cứu trợ cho những nơi thiên tai… Ở Thụy Điển cũng có một tổ chức tương tự mang tên Myrorna.

Trở lại với việc nhân danh từ thiện, có người còn nhờ nó để kiếm tiền. Còn nhớ đợt cuối năm 2013 cộng đồng facebook xôn xao trước thông tin về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền ủng hộ cho trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn của nick name Ruby Trịnh. Trước đó, Ruby Trịnh đã tự đứng ra thành lập nhóm thiện nguyện “Các ông bố và bà mẹ Nhân ái ở Hà Nội”, kêu gọi giúp đỡ cho trường hợp bé Nguyễn Thị Ngọc Ánh (10 tháng tuổi, bị dị dạng bộ phận sinh dục). Trong một thời gian ngắn, Ruby Trịnh đã quyên được hơn hai mươi triệu đồng. Sau đó, nick này đã biến mất trên mạng xã hội, mang theo toàn bộ số tiền quyên được.

Đồng nghiệp của tôi ở báo An ninh thế giới kể: Báo anh đứng ra kêu gọi mọi người ủng hộ tiền để giúp em bé chữa bệnh. Bệnh của con khỏi, anh với bố nạn nhân thành bạn bè. Trong một lần chén chú chén anh, ông bố kia vỗ vai anh bảo: Chú làm thêm bài nữa cho anh, lần này được bao nhiêu, anh chia chú một nửa!

Kết thúc câu chuyện anh bảo tôi: Từ nay anh không làm từ thiện kiểu cho người ta con cá nữa, anh muốn giúp họ có cái cần câu. Đi cho con cá mãi, mệt mình, mà có khi còn hại họ.

Cho cần câu khó hơn cho con cá, ai quan tâm đến từ thiện cũng biết điều đó. Cần nhiều thời gian, công sức hơn, thậm chí nhiều tiền bạc hơn. Hiệu quả cũng tốt và lâu bền hơn!

Theo Hạnh Đỗ/Tiền Phong

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.