10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến với nhiều mặt hàng làm giả giống “thật như đúc”. Gần đây có một số sản phẩm làm giả liên quan đến thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc

Gạo

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 1

Nếu có một loại lương thực không thể làm giả, đó sẽ là gạo. Nhưng Trung Quốc đã chứng minh được gạo cũng có thể làm giả. Gạo giả của Trung Quốc được gọi là gạo nhựa, nó được làm từ khoai tây, khoai lang và nhựa tổng họp đúc thành hình hạt gạo. Gạo giả thường được bán ở thị trường Trung Quốc đặc biệt là vùng Thái Nguyên ở tỉnh Thiểm Tây.

Gạo giả vẫn cứng như đá ngay cả khi nó được nấu chín và rất khó tiêu hóa. Gạo giả cũng khá nguy hiểm bởi vì khi tiêu thụ ba bát cơm nấu từ gạo gải sẽ bằng việc tiêu thụ một túi ninong. Gạo giả được bán ở Trung Quốc cũng có mùi thơm giống gạo thường khiến mọi người rất khó phát hiện.

Thịt cừu

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 2

Những người bán thực phẩm giả của Trung Quốc đã cho hóa chất vào thịt chuột, chồn, cáo để bán giả là thịt cừu. Cảnh sát đã bắt giữa hơn 900 người và tịch thu khoảng 20.000 tấn thịt giả này chỉ trong vòng 3 tháng. Một trong những người bán thịt cừu giả cho biết ông đã thu về hơn 1 triệu nhân dân tệ do bán thịt giả. Ông đã trộn thịt chuột, cáo và chồn với nitrate, gelatin và chất tạo màu để bán. Trung Quốc đã phải gửi một cảnh báo trên trang mạng xã hội Weibo để giúp mọi người phân biệt thịt cừu giả và thật.

Đậu phụ

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 3

Đậu phụ còn được gọi là Tofu, là một miếng bánh lớn được làm từ hỗn hợp của sữa đậu nành và một số phụ gia. Chính quyền Trung Quốc gần đây đã phải đóng cửa hai nhà máy ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc do bán đậu giả. Người ta phát hiện ra nơi này trọn các loại protein đậu nành với bột mì, bột ngọt, bột màu và nước đá để làm giả đậu phụ trước khi đóng gói.

Không phải các cơ sở sản xuất đậu giả đều không có lương tâm. Tuy nhiên, một số nơi lại thêm vào đậu phụ chất tẩy trắng công nghiệp gây cung thư.

Tiết canh vịt hấp

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 4

Tiết vịt hấp là một món ăn ở Trung Quốc, nó được làm từ máu vịt. Sau khi đun nóng chúng sẽ đông lại, cắt thành hình vuông và bán. Tuy nhiên nhiều người đã sử dụng tiết canh trâu trộn hỗn hợp để thay cho tiết anh vịt. Một cặp vợ chồng Trung Quốc bị bắt vì làm tiết vịt giả, đặc biệt ở đây họ không sử dụng tiết trâu mà tiết lợn mà sử dụng tiết gà trộn với thuốc nhuộm in. Hơn một tấn tiết vịt giả đã bị tịch thu ngay sau đó.

Mật ong

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 5

Có 2 loại mật ong giả: một là hỗn hợp mật ong thật với xirô đường, củ cải đường và xiro gạo. Hai là mật ong được làm từ hỗn hợp nước, đường, phèn và màu. Một kg mật ong giả chỉ có giá 10 tệ ( khoảng 1,6 đô).

Khoảng 70% mật ong bán ở tỉnh Tế Nam của Trung Quốc là hàng giả và cảnh sát đã đột kích tịch thu 38 thùng mật ong giả. Trung Quốc là nước sản xuất mật ong lớn nhất thế giới, nó được xuất khẩu sang các nước khác. Một nghiên cứu khác thấy rằng 10% mật ong được bán ở Pháp là hàng giả và nhiều khả năng nhất có nguồn gốc từ Đông Âu và Trung Quốc.

Nước uống

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 6

Bán mật ong giả là một chuyện nhưng nguồn nước uống của Trung Quốc cũng bị làm giả. Gần đây cảnh sát Trung Quốc mới phát hiện là một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai là nước máy được xử lý kém và chứa khuẩn E.coli với một loại nấm gây hại. Hơn 100 triệu chai nước đóng chai giả đã được bán mỗi năm.

Bún

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 7

Bún giả của Trung Quốc được làm từ những loại hạt thối, ôi, thiu và thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Sau đó chúng được trộn với phụ gia gây ung thư như sulfur dioxide để tạo thành sản phẩm cuối cùng. Một cơ sản sản xuất bún giả của một người đàn ông ở thành phố Đông Quan đã tiêu thụ 500.000 kg bún giả mỗi ngày. Ngoài ra còn rất nhiều cơ sở sản xuất bún giả kém chất lượng sử dụng gạo cũ và các chất tẩy trắng, chất phụ gia để làm giả.

Thịt lợn

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 8

Clenbuterol còn được gọi là “bột thịt nạc” là một chất phụ gia thêm vào thức ăn gia súc. Nó đốt cháy các chất béo trong động vật nhưng có thể gây ra bệnh tim, đổ mồ hôi và chóng mặt. Chúng được sử dụng trong thức ăn gia súc năm 1980 tuy nhiên đến năm 2002 bị cấm vì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên một số công ty chế biến thịt vẫn bán cho vào thức ăn gia súc để lợn nạc hơn. Một công ty con của Công ty đầu tư và phát triển Hà Nam đã phải xin lỗi người tiêu dùng và thu hồi toàn bộ hơn 2.000 tấn thịt lợn. 24 công nhân bị sa thải và công ty bị đình chỉ hoạt động.

Rượu

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 9

Rượu giả là một vấn đề lớn ở Trung Quốc. Truyền hình Trung Quốc đã rất nhiều lần cảnh báo hơn một nửa số rượu trên thị trường nước này là rượu giả. Để chống lại việc bán rượu giả, các trung tâm kiểm tra rượu giả của Trung Quốc được thành lập để kiểm định rượu. Trong một cuộc đột kích vào một tổ chức làm rượu giả, cảnh sát đã thu hồi hơn 40.000 chai rượu giả có giá trị hơn 32 triệu đô.

Cua lông Yangcheng

10 loại thực phẩm làm giả ‘siêu thật’ chỉ có thể ở Trung Quốc ảnh 10

Cua lông Yangcheng là loại cua đắt nhất ở Trung Quốc, do đó không có gì ngạc nhiên khi nó bị làm giả. Những người làm giả cua lông Yangcheng sử dụng một loại hóa chất để những chú cua bình thường trông giống cua lông. Trong khi tổng số cua sản xuất ở Yangcheng chỉ khoảng gần 3.000 tấn mỗi năm nhưng có đến 100.000 tấn cua được bán ra thị trường.

Tuệ Linh

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.