Cố đô Kyoto

(Ngày Nay) - Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Cố đô Kyoto là Di sản văn hóa thế giới năm 1994. Di sản văn hóa cố đô này là một quần thể  gồm nhiều chùa chiền Phật Giáo; đền thờ đạo Shinto; Lâu đài Hoàng gia...
Cố đô Kyoto

Cố đô Kyoto là thành phố cổ thuộc tỉnh Shiga, nằm trên đảo Honshu - đảo lớn nhất Nhật Bản, có diện tích gần 228.000km2. Các thành phố Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, núi Phú Sĩ... cũng nằm trên đảo này. Kyoto là từng là kinh đô của đất nước mặt trời mọc từ năm 794 đến năm 1868. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, kinh đô được dời đến Edo (tên gọi cũ của Tokyo).

Là một cố đô, Kyoto là thành phố cổ kính đúng nghĩa cho đến ngày hôm nay.  Kyoto ẩn chứa chiều sâu văn hóa của đất nước mặt trời mọc, là hiện thân của Nhật bản cổ xưa huyền thoại. Hơn một nửa số đền chùa, miếu mạo, lâu đài nguy nga, cổ kính của Nhật đều tập trung ở đây. UNESCO đã công nhận 14 đền đài tại Kyoto là Di sản Văn hóa Thế giới và hơn 1.700 kho báu và những tài sản văn hóa quốc gia quan trọng đã được Chính phủ Nhật Bản phê chuẩn.

Cố đô Kyoto ảnh 1

Chùa Kiyomizu (theo tiếng nhật có nghĩa là Dòng nước thanh khiết) là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chùa Kiyomizu được xây dựng năm 778 trên đồi Otawa, thờ Phật Quan Âm nghìn tay. Tuyệt tác kiến trúc phương Đông này chủ yếu làm bằng gỗ với 139 cột lớn, thanh thoát mà vững chãi. Sau chùa có thác nước chảy xuống theo đường dẫn thành 3 dòng, tượng trưng cho những khát vọng của con người - đó là tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Du khách đến đây xếp hàng trang nghiêm, cầm gáo hứng dòng nước thiêng từ vách đá, vừa uống vừa thành kính khấn nguyện. Trong chùa có đền Jishu thờ thần Tình yêu, có 2 tảng đá nhỏ đặt cách nhau chừng 18m.

Cố đô Kyoto ảnh 2

Chùa Kinkaku-ji còn gọi là Rokuon-ji, chùa Lộc Uyển, chùa Vườn Nai, chùa Gác Vàng... được xây dựng năm 1397. Kinkaku là một trong những công trình kiến trúc ở chùa độc đáo với tòa nhà 3 tầng soi bóng xuống hồ Kyoko-chi (còn gọi là Kính Trì). Ban đầu chỉ có phần vách tầng 2 và tầng 3 dát vàng ròng. Tên gọi chùa Gác Vàng có nguồn gốc như vậy.

Hiện nay, toàn bộ mặt vách 3 tầng, cả trong và ngoài đều dát vàng. Vào những chiều thu nắng đẹp hay những đêm trăng tròn, màu vàng óng ả lênh láng chảy xuống mặt nước ngọc bích tạo nên bức tranh thủy mặc kỳ bí liêu trai. Đến viếng chùa, không gian cũng tràn ngập ánh vàng linh thiêng, hư ảo. Khi lên đèn, Kinkaku càng nổi bật, vàng rực giữa trời xanh. Cảnh quan của Kinkaku thay đổi không chỉ theo từng mùa mà còn từng tháng, từng ngày; thậm chí từng giờ. Mỗi thời khắc đều có vẻ đẹp riêng, lộng lẫy, kiêu sa, trầm mặc, kín đáo...

Cố đô Kyoto ảnh 3

Chùa Sanjusangendo - còn gọi là Rengeo-in hay chùa 1.001 tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, xây dựng năm 1164. Janjusangen do - nghĩa là 33 gian với hàng trăm cột - dài 125m, được xem là tòa nhà bằng gỗ dài nhất thế giới. Chùa có 1.000 tượng Phật, kích thước như người thật, bằng gỗ bách, sơn son, thếp và dát vàng. Tương truyền mỗi tượng có thể cứu rỗi được 1.000 chúng sinh. Đền Yasaka có những lớp đèn lồng Nhật Bản treo dày đặc dưới mái đền.

Đền Yasaka là đền thờ Thần đạo Shinto, xây dựng năm 650, nơi thường tổ chức đám cưới theo nghi thức truyền thống Nhật Bản. Đền nằm ngay khu phố Gion, khu phố này cũng đồng thời là nơi được chọn để tổ chức những lễ hội lớn nhất Nhật Bản như lễ hội Gion hay Hamo vào tháng 7, các lễ hội này đều có từ năm 869.

Ngày nay, lễ hội Gion được tổ chức bề thế với các kiệu và xe Hoko trang trí cầu kỳ, hoành tráng. Âm nhạc rộn ràng, màu sắc rực rỡ và dòng người tấp nập hân hoan làm cho Kyoto như một đại cảnh lớn của bộ phim lịch sử đang công chiếu giữa đời thường. Lễ hội Aoi vào tháng 5, có từ thế kỷ VI. Khoảng 500 người với những chiếc xe bò được trang trí đẹp mắt bằng lá và hoa cây Aoi, tuần hành từ Hoàng cung Kyoto đến đền Kamigamo. Lễ hội mang đậm dấu ấn hội họa và văn học Nhật Bản. Mùa hè, Kyoto có lễ hội Bon mà ấn tượng nhất là màn đốt lửa trên núi Daimonji. Các khối lửa kết thành hình chữ “Đại” khổng lồ, sáng rực cả bầu trời cố đô, nhằm tiễn đưa linh hồn người đã khuất về nơi an nghỉ vĩnh hằng.

Ngoài ra trong quần thể di sản cố đô Kyoto còn có nhiều những di tích khác như: Đền thờ Kamo; Chùa To; Chùa Daigo; Chùa Ninna; Thiền viện Byodo; Đền Ujigami; Chùa Kozan; Chùa Saiho; Chùa Ryoan; Thành Nijo.... 

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.