Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế

Tọa lạc tại vị trí đắc địa (58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, thành phố Huế) nằm quay mặt về phía dòng sông Hương thơ mộng, nhà vườn An Hiên được xem là khu nhà vườn có hơn 100 năm tuổi đời & là nhà vườn đẹp nhất đến nay ở cố đô Huế.
Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế
Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 1
An Hiên là nhà vườn có tuổi đời hơn 100 năm ở Huế

Là một trong những nhà vườn nổi tiếng nhất ở Huế, An Hiên được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Ban đầu, ngôi nhà thuộc về công chúa thứ 18 của vua Dục Ðức. Năm 1920, An Hiên thuộc quyền quản lý của ông Tùng Lễ. Năm 1936, Nguyễn Đình Chi là chủ sở hữu của ngôi nhà được bán lại từ ông Tùng Lễ. Năm 1940, Nguyễn Đình Chi qua đời và để lại khu nhà vườn cho bà Đào Thị Xuân Yến (vợ ông) quản lý. Bà Đào Thị Xuân Yến cũng là chủ sở hữu dài nhất và là người đưa nhà vườn An Hiên ra phát triển mạnh hơn cả. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ tồn tại, nhưng không gian kiến trúc của ngôi nhà vẫn giữ được đặc tính cổ xưa của nó cho đến nay.

Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 2
Cổng vào An Hiên mộc mạc, bình dị

Nhà vườn An Hiên nằm khá gần chùa Thiên Mụ, còn được gọi là nhà vườn bà Tuần Chi. Sau khi bà Chi mất (1997), không gian kiến trúc nhà vườn vẫn giữ nguyên nét rêu phong, cổ kính. Lối vào vườn là một chiếc cổng nhỏ quét màu xám tro, xây theo hình vòm cổ bằng vôi gạch. Hai bên là 2 dãy cây mận trắng đan tầng vào nhau cao vút dọc lối đi. Rẽ trái và vượt qua chiếc bình phong cổ kính trang trí chữ Thọ, là chiếc hồ lớn in bóng trời và cảnh vật trong vườn. Bao quanh hồ là những bụi hoa tường vi, hoa mận trắng, tóc tiên.Phía bên kia là giàn hoa với hàng chục giò phong lan đủ loại thi nhau khoe sắc.

Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 3
Ao sen hay bể cạn phía trước nhà đại diện cho yếu tố thủy trong kiến trúc nhà vườn xưa

Kiến trúc chính của nhà vườn An Hiên là một ngôi nhà 3 gian 2 chái, nằm gần như ở trung tâm và được điêu khắc tinh tế. Toàn bộ cấu trúc khung trong nhà đều được làm bằng gỗ. Những hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh tế bao quanh cột chính, hệ thống vì kèo của ngôi nhà. Mái lợp ngói liệt nhiều lớp, bờ nóc hai bên đắp rồng chầu, ở giữa đỉnh mái có hình hoa sen. Đặc biệt, các đồ nội thất cổ xưa trong ngôi nhà luôn gọn gàng và ngăn nắp. Khám phá nhà vườn An Hiên chắc chắn sẽ là một trong những điều khó quên nhất khi trở về với xứ Huế mộng mơ.

Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 4
Kiến trúc chính của nhà vườn An Hiên là một ngôi nhà 3 gian 2 chái, nằm gần như
ở trung tâm và được điêu khắc tinh tế
Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 5
Nhiều hoành phi, câu đối được treo trong nhà với triết lý sâu xa
Nhà vườn An Hiên không chỉ là một ngôi nhà tiêu biểu cho lối nhà vườn xưa, có kiến trúc hòa trộn tuyệt đẹp với những cảnh quan thơ mộng, An Hiên thực sự là một không gian sinh thái, hội tụ đủ hương vị của 4 mùa.

Nhà vườn An Hiên là nhà của nhiều loại trái cây như: vải Hải Dương, măng cụt, sầu riêng, mít, bưởi,... Nhiều cây đã vào hàng chục tuổi. Ở đây còn là khu vườn của các giống cây quý hiếm trên khắp mọi miền Việt Nam.

Cuối tuần, ghé thăm nhà vườn hơn 100 tuổi ở Huế - anh 6
An Hiên thực sự là một không gian sinh thái, hội tụ đủ hương vị của 4 mùa.

Nhà vườn An Hiên bây giờ là vẫn còn đó như một nơi chốn yên bình, một điểm du lịch văn hóa của cố đô. Với sự độc đáo đó, nhà vườn An Hiên hiện đang góp phần làm phong phú và tươi đẹp thêm địa điểm du lịch xứ Huế.

Xem thêm:

Điểm danh những quán cà phê trên cao tuyệt đẹp

Vui trung thu tại Vườn cổ tích lớn nhất Việt Nam tại Hà Nội

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.