Đền thờ linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần

Đền thờ Ise là điểm đến linh thiêng nhất của Nhật Bản, được xây dựng lại mỗi 20 năm như một phần trong niềm tin của đạo Shinto về cái chết và sự tái sinh.
Đền thờ linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần

Đền thờ Ise (Ise Jingu) được biết đến như điểm đến linh thiêng nhất của đạo Shinto. Nơi đây được coi như ngôi nhà tinh thần của người Nhật, đón hơn 6 triệu người hành hương và khách du lịch mỗi năm.

Ise Jingu là phức hợp của hơn 125 ngôi đền nằm trong thành phố Ise, Mie Prefecture chia làm hai khu vực: phía trong gọi là Naiku còn đền bên ngoài gọi là Geku. Phía bên ngoài chỉ cách nhà ga Ise-shi 10 phút đi bộ còn bên trong cách đó khoảng 6km.

Đền thờ linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần ảnh 1

Ise, còn được biết đến dưới tên gọi Ujiyamada, là thành phố nằm ở phía đông quần đảo Kii, trung tâm Mie Prefecture, thuộc đảo Honshu, Nhật Bản. Ảnh: jpellgen.

Ngôi đền nằm ở vị trí trung tâm Naiku, cũng là ngôi đền lớn nhất - Ise Grand, có niên đại từ thế kỷ thứ 3, được cho là thờ Nữ thần Mặt trời Amaterasu và nhận được sự tôn kính lớn lao hơn so với các điện thờ bên ngoài. Lý do này xuất phát từ tín ngưỡng của người Nhật Bản. Tại đây, nữ thần Mặt trời đã trao chiếc gương đồng linh thiêng (Yata no Kagami) cho vị Hoàng đế đầu tiên của đất nước, biến ngôi đền trở thành nơi quan trọng và thiêng liêng nhất của toàn dân tộc.

Đền thờ linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần ảnh 2

Đền thờ bên trong khu vực Naiku. Ảnh: Flickr.

Một điều thú vị về về Ise Jingu là toàn bộ các điện thờ ở cả Naiku và Geku, cũng như cầu Uji bằng gỗ dài 100m - lối vào Naiku, đều được xây dựng lại mỗi 20 năm. Đây là một phần trong niềm tin của đạo Shinto về cái chết và sự tái sinh, cũng như tìm kiếm sự vô thường trong những điều không hoàn hảo (wabi-sabi).

Các ngôi đền khi được xây lại đều giống hệt như ban đầu, sử dụng các phương pháp và kỹ thuật truyền thống, chỉ đơn giản là dùng các khớp gỗ để lồng vào với nhau. Sau khi hoàn thành xây dựng, người dân sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm đặc biệt rước thánh thần về nhà mới. Gỗ của các tòa nhà cũ cũng không bị vứt bỏ mà sử dụng để sửa chữa torii (cổng đền). Phần còn lại sẽ được chuyển tới các đền thờ khác trên khắp Nhật Bản để tái cấu trúc hoặc xây dựng. Điều này đã được thực hiện liên tục trong 1.300 năm, không những giúp bảo tồn kiến trúc ban đầu mà còn chống lại sự xói mòn của thời gian.

Đền thờ linh thiêng nhất Nhật Bản 20 năm xây lại một lần ảnh 3

Đằng sau hàng rào gỗ là nơi chỉ dành cho thành viên gia đình hoàng tộc. Ảnh:Googloop.

Các đền thờ hiện nay mới được dựng lại vào năm 2013 và đến nay du khách vẫn có thể cảm nhận được mùi gỗ mới phảng phất trong không khí. Nhưng điều hấp dẫn du khách nhất chính là không gian đầy thành kính và thanh tịnh, bao quanh bởi những cây bách nhật xanh tốt. Tuy nhiên đến nay, du khách không thể đến ngôi đền chính bởi nó đã bị ngăn cách bởi một hàng rào gỗ khá cao, chỉ có những linh mục cao cấp và thành viên gia đình hoàng tộc mới được phép tiến vào bên trong.

Du khách cũng không được phép chụp ảnh các đền thờ chính. Điều này phần nào làm tăng thêm sự bí ẩn và vẻ huyền bí của nơi này.

Theo VnExpress

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.