Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra

(Ngày Nay) - Bức tượng sư tử Al-Lat 2000 năm tuổi gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố cổ Palmyra ở Syria đã có thể ngẩng cao đầu tự hào một lần nữa, nhờ Dự án Bảo vệ Khẩn cấp của UNESCO về dự án Di sản Văn hoá Syria.

 

Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra

Bức tượng sư tử làm bằng đá vôi, còn được gọi là Tượng Sư tử của Athena, cao 345 cm và nặng 15 tấn. Bức tượng được một nhóm khảo cổ Ba Lan phát hiện từ hồi năm 1977 tại cổng ngôi đền Al-Lat, thờ một vị nữ thần A Rập thời tiền Hồi giáo và có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên. Sau đó, bức tượng được đưa về bên ngoài bảo tàng Palmyra. Bức tượng bị thiệt hại nặng nề vào tháng 5 năm 2015, khi lực lượng của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISIL) chiếm giữ Palmyra, một di sản thế giới được UNESCO công nhận.

"Bức tượng trước bảo tàng là một biểu tượng được quốc tế biết đến của Palmyra", Bartosz Markowski, nhà phục chế người Ba Lan đã làm việc liên tục để phục hồi bức tượng trong hai tháng cho hay. Ở giữa hai chân bức tượng sư tử là một bức tượng linh dương, đây là một biểu tượng của của “sự bảo vệ” . "Đây là một bức tượng đặc biệt, có một không hai ở Palmyra".

Một thành tựu quan trọng

Ông Hamed Al Hammami, Giám đốc Khu vực UNESCO về Giáo dục ở các quốc gia Ả rập, đồng thời là Đại diện tổ chức UNESCO tại Li băng và Cộng hòa Ả Rập Syria, cho biết: "Sự phục hồi bức tượng Sư tử Al-la là một thành tựu quan trọng mang tính biểu tượng”. Ông nói thêm: "Đây là một phần của một dự án lớn hơn để bảo vệ di sản văn hoá độc đáo của Syria, mà tiếc là đến giờ vẫn còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ".

Theo một quyết định nhất trí thông qua trong kỳ họp thứ 199 của Ban điều hành UNESCO về vai trò của Tổ chức trong việc "bảo vệ và gìn giữ Palmyra và các di sản thế giới khác của Syria", UNESCO đã cho tiến hành Công tác Đánh giá Nhanh tại Palmyra từ ngày 24 đến 26 tháng 4 năm 2016 với sự hỗ trợ của Quỹ Di sản khẩn cấp của UNESCO.

Hoàn thành trùng tu tượng Sư tử 2.000 năm tuổi ở thành phố cổ Palmyra ảnh 1Các chuyên gia phải làm việc liên tục để phục hồi bức tượng trong 2 tháng 

Họ nhận ra rằng Bảo tàng Palmyra đã bị thiệt hại đáng kể, các bức tượng quá lớn để có thể di chuyển đến nơi an toàn đã bị đập vỡ và bị làm hư hỏng; bức tượng bán thân đã bị chặt đầu và nằm la liệt trên mặt đất. Những mảnh vỡ của sư tử Al-lāt đã được Tổng giám đốc Cơ quan Khảo cổ và Bảo tàng Syria chuyển giao cho bảo tàng Damascus cho công tác phục hồi.

Bảo tàng Palmyra lưu giữ những đồ tạo tác vô giá được công nhận là Di sản thế giới UNESCO. Tựa như một ốc đảo trong sa mạc Syria ở Đông Bắc thành phố Damascus, thành phố Palmyra là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng nhất của thế giới cổ đại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ thứ hai.

Bảo vệ khẩn cấp

Dự án Bảo tồn Khẩn cấp Di sản Văn hoá Syria nhằm phục hồi sự gắn kết, ổn định và phát triển bền vững cho Syria thông qua việc bảo vệ và gìn giữ di sản văn hoá phong phú và độc đáo của Syria.

Sáng kiến tiên phong này, do Liên minh châu Âu tài trợ với sự hỗ trợ của Chính phủ Flemish và Áo, hợp tác với Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phục hồi tài sản văn hoá quốc tế và Hội đồng quốc tế về di tích và thắng cảnh.

Dự án cũng làm việc để theo dõi và ghi chép di sản văn hoá của người Syria, phát triển năng lực giữa các chuyên gia Syria và các cơ quan, giảm thiểu sự tàn phá và mất mát di sản văn hoá Syria thông qua các nỗ lực nâng cao nhận thức trong nước và quốc tế.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.