Hòn đảo “dành cho đàn ông” ở Nhật Bản sẽ là di sản UNESCO?

(Ngày Nay) - Một hòn đảo của Nhật Bản có quy định cấm phụ nữ đặt chân tới đang được đề nghị đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO. 
Đảo Okinoshima nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản
Đảo Okinoshima nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản

Theo báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), hòn đảo đặc biệt này tên là Okinoshima ở phía Tây Nam Nhật Bản. Không chỉ cấm phụ nữ đặt chân lên đây, những người tới được hòn đảo này cũng phải tuân thủ quy định không được mang bất cứ vật gì trên đảo khi quay trở lại đất liền, dù chỉ là một bông hoa hay một nhánh cỏ với mục đích làm kỷ niệm.

Hòn đảo này đã được ban cố vấn đề nghị bổ sung vào danh sách các di sản thế giới của UNESCO, tuy nhiên quyết định cuối cùng về việc này sẽ được đưa ra trong phiên họp của UNESCO diễn ra vào tháng 7 năm nay.

Báo Japan Times cho biết, hòn đảo này là nơi có đền thờ Munakata Taisha, thờ vọng một nữ thần biển cả. Đây là nơi diễn ra các nghi lễ cầu an cho thuyền bè cùng các hoạt động giao thương giữa người dân trên bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc trong giai đoạn từ thế kỷ thứ tư đến thế kỷ thứ 9. Trên đảo vẫn tồn tại rất nhiều những cấm kỵ tôn giáo, trong đó có chuyện cấm phụ nữ lên đảo để đảm bảo tính thiêng liêng tại đây theo quan niệm tín ngưỡng của người sở tại.

Các du khách nam giới khi lên đảo thoạt tiên được yêu cầu phải cởi bỏ toàn bộ quần áo và thực hiện nghi lễ tẩy rửa. Họ cũng không được phép tiết lộ bất cứ thông tin cụ thể nào về chuyến đi tới đảo này sau khi trở về.

Tờ Asahi Shimbun cho rằng, "đó là những vấn đề sẽ phải xem xét giải quyết nếu hòn đảo này trở thành di sản thế giới". Tờ báo lưu ý rằng trong tương lai gần, lĩnh vực du lịch sẽ trở thành một nhân tố quan trọng tại Okinoshima. Tuy nhiên theo báo Mainichi, hiện tại, có rất ít khả năng những cấm cản liên quan tới giới tính tại hòn đảo đặc biệt sẽ được gỡ bỏ. Báo Mainichi dẫn lời một quan chức hữu trách là Munakata Taisha cho biết: "Quan điểm của chúng tôi về vấn đề này sẽ không thay đổi ngay cả khi hòn đảo thuộc danh sách các di sản thế giới của UNESCO".

Theo truyền thống, bất cứ ai lên đảo này đều phải tuân thủ các quy tắc này mà không có ngoại lệ:

- Không được nói với bất cứ ai những gì thấy và nghe thấy ở hòn đảo.

- Không được lấy bất cứ thứ gì ngoài hòn đảo dù là cỏ hoặc đá.

- Ngay khi lên đảo, khách phải thanh lọc cơ thể của trên biển. Khách phải hoàn toàn trần truồng và đi vào nước lên đến cổ.

- Theo truyền thống, không có phụ nữ nào được phép vào đảo. 

Ngay cả nam giới cũng chỉ được phép đến đảo mỗi năm một lần khi tổ chức lễ tưởng niệm Chiến tranh Nga - Nhật (27/5). 200 người được lựa chọn cho dịch vụ.

Về việc cấm phụ nữ, có nhiều lý thuyết. Một số người nói rằng kể từ khi nữ thần được trang trí ở Okinoshima, nữ thần sẽ ghen tị nếu phụ nữ lên đảo. Một số người nói rằng cuộc hành trình là quá khó cho phụ nữ để đến đảo.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.