Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn

Những chiếc cầu treo lắt lẻo qua dòng sông A Vương, ngôi nhà Gươi truyền thống, chén rượu vương vấn men rừng ... Tất cả hòa quyện và sống động hơn bởi những ngôn ngữ tộc Môn-Khmer. Một cung đường thú vị trong tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn

Cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 50 km, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam như tách biệt hẳn sự ồn ào phố thị. Cả một khoảng rừng núi tĩnh lặng, nơi cư trú của đồng bào dân tộc Cơ Tu là điểm đến trải nghiệm khác biệt và mới lạ.

Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 1

Hành trình xuất phát từ Đà Nẵng đi Đông Giang.

Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, đoàn chúng tôi xuất phát đi Đông Giang vào đầu giờ chiều. Tôi đã có một dịp trải nghiệm đáng nhớ cùng các thành viên trong CLB xe Minsk Đà Nẵng. "Từ đây lên Sông Kôn khoảng hai tiếng, chúng ta tới vừa kịp cuối chiều, anh bạn phó thôn Bút Nga lúc đó mới đi rẫy về" - Anh Hòa (Hội xe Minsk Đà Nẵng) hướng dẫn.
Con đường lên nơi cư trú của những người Cơ Tu khá khúc khuỷu, đèo dốc. Chỉ chừng hơn chục kilomet đã thấy sự khác biệt hẳn. Những căn nhà thưa thớt xen lẫn trong tán lá rừng, con đường nhỏ nối tiếp màu xanh. Nếu như ai đã từng đi Đông Bắc ắt hẳn sẽ được mát mắt với những cánh đồng chè xanh mướt mát. Và điều đó lại được bắt gặp tại đây. Những khoảng rừng chè mênh mông phủ kín núi đồi Đông Giang khiến người ta tạm quên sắc biển thăm thẳm dọc "thành phố đáng sống" Đà Nẵng. Được biết những dịp cuối tuần có khá nhiều bạn trẻ theo con đường quốc lộ 14B lên ngắm nhìn, chụp ảnh cùng những rừng chè nơi đây.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 2

"Check in" những cánh đồng chè Đông Giang.

Chúng tôi tạm dừng nghỉ một ngôi nhà nhỏ ven đường vì trông thấy bày bán những trái mít hấp dẫn. Trái mít không lớn lắm nhưng múi thì to, vàng đều. Thử một miếng không có vị ngọt sắc như thứ mít dai thông thường, không thơm như mít Tố Nữ. Mít ở đây ngọt thanh và hương thơm thoảng không nồng. Lấy hai trái và nhờ chị bán hàng lọc giúp, chúng tôi mang theo để có thứ nhâm nhi sau bữa tối.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 3

Trái cây ở đây vị ngọt thanh và hương thơm thoảng không nồng.

Những đoạn đường đèo cua gấp, lên cao có khá nhiều ổ gà như một nét bút đứt quãng, nguệch ngoạc giữa màu xanh ngút ngàn của dãy Trường Sơn. Tôi có cảm giác như một phần của núi rừng Tây Bắc đâu đây. Dọc theo dòng sông sát quốc lộ 14B chúng tôi bị ấn tượng mạnh bởi những cây cầu treo lắt lẻo. Mặc dù được níu giữ bằng sợi dây cáp lớn chắc chắn nhưng vẫn có vẻ chòng chành hơn chúng tôi tưởng. Nó trơn trượt hơn sau cơn mưa. Tay lái phải thẳng và hạn chế phanh tối đa để có thể vượt qua cây cầu với bề rộng chỉ chừng 1 mét. Một trong số những cây cầu ấy đưa chúng tôi tới ngôi nhà Gươi thôn Bút Nga, xã Sông Kôn, huyện Đông Giang.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 4

Cảm giác như một phần Tây Bắc đâu đây.

Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 5

Những cây cầu treo lắt lẻo nối những thôn làng của Sông Kôn.

Ngôi nhà Gươi này là trụ sở nhà văn hóa của thôn Bút Nga. Nó được xây dựng theo đúng kiểu dáng, mô hình nhà Gươi của dân tộc Cơ Tu. Là một dạng nhà sàn được chống bởi cây cột cái ở giữa và 8 cây cột con xung quanh. Mái nhà lợp bằng lá nón hoặc lá mây. Có ba cửa gồm hai cửa chính phía trước và một cửa phụ đằng sau. Sáu bậc thang khá cao là lối lên xuống chính. Nhìn từ xa ngôi nhà có hình một trái xoài khổng lồ. Đây là nơi hội họp của thôn để bàn công việc, lễ hội. Nhưng cũng chính ngôi nhà này là một biểu trưng đặc sắc cho sinh hoạt cộng đồng và chốn linh thiêng của người Cơ Tu. Một đôi chim ở hai đầu mái nhà như đang vươn cao cổ cất tiếng - đó hẳn là tiếng người Cơ Tu.

Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 6

Ngôi nhà Gươi truyền thống của người Cơ Tu.

Đón đoàn xe "hầm hố" chúng tôi là những cái nhìn vừa lạ, vừa tò mò xen lẫn sự thích thú từ những em nhỏ người Cơ Tu. Đã có sự chuẩn bị trước từ đôi bạn Lâm Tình Thơ và Minh Thu, chúng tôi mang chia những phần kẹo cho các em nhỏ. Chúng đón nhận với sự rụt rè nhưng ánh mắt có vẻ rất hồ hởi.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 7

Những đứa trẻ người dân tộc Cơ Tu ...

Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 8

... chúng rụt rè nhưng có vẻ thích thú khi nhận quà.

Anh Chrich và Aladenh là trưởng thôn, phó thôn tiếp đón chúng tôi với nụ cười thân thiện. Bởi nhóm bạn Minsk Đà Nẵng cũng đã từng lên đây và liên hệ trước cùng các anh. Tranh thủ trời chưa tối, chúng tôi đi một vòng quanh thôn để thăm thú. Anh Aladenh trở thành một hướng dẫn viên bất đắc dĩ. Bởi anh nói tiếng Kinh khá sõi. Thỉnh thoảng thuận miệng lại chêm vào vài câu tiếng người Cơ Tu khiến chúng tôi bật cười mà ... không hiểu gì.
Bữa cơm tối tại nhà riêng của Aladenh diễn ra trong không khí ấm cúng. Chúng tôi được thưởng thức món cầy hoa - "chiến lợi phẩm" mà một người bạn Cơ Tu đi rừng đặt bẫy được. "Ở đây vẫn thỉnh thoảng bẫy được thú rừng. Đây là một người cùng làm với mình bẫy được chiều nay. Mang từ tận cuối thôn lên để uống rượu đấy", Aladenh nói với giọng phấn khởi. Quả thực món cầy hoa - thú rừng chính hiệu được chế biến đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Vị thịt ngọt mềm mà thơm. Hưng phấn thêm bằng chén rượu men lá do chính tay những người Cơ Tu nấu. Giữa không gian núi rừng lành lạnh hơi sương cho chúng tôi một cảm giác đê mê, thú vị.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 9

Thành tích được trưng bày tại nhà văn hóa thôn Bút Nga, xã Sông Kôn.

Theo anh Aladenh, cả thôn có 46 nóc nhà, nằm rải rác cách nhau khá xa. Chỉ khi nào cả thôn có việc mới họp bàn tại chính ngôi nhà Gươi. Ở đó cũng trưng bày các vật dụng linh thiêng đặc trưng của người dân tộc Cơ Tu. Những cây cầu sắt nằm trong một dự án nối liền giữa các xã, thôn qua con sông A Vương. Ở đây ngoài việc làm nương rẫy, có thêm một nghề phụ là trồng keo. Và cũng kéo thêm một nghề phụ là thu hoạch keo. Một nghề lâm sản góp phần cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây.
Buổi tối hôm đó, tại chính ngôi nhà truyền thống chúng tôi được nghe những người Cơ Tu trải lòng mình về cuộc sống núi rừng. Bên chén rượu men lá rừng, chúng tôi say sưa trò chuyện, đàn hát trong không khí vui vẻ. Những người Cơ Tu tiếp chuyện chúng tôi bằng tiếng Kinh. Nhưng cũng như Aladenh thỉnh thoảng họ lại nói với nhau bằng ngôn ngữ tộc Môn-Khmer. Nghe dù không hiểu nhưng tôi cảm được sự gần gũi và trân trọng tiếng nói biểu trưng người Cơ Tu, của riêng họ.
Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 10

Họ trải lòng mình với chúng tôi ...

Ký sự tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn - anh 11

... về tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn.

Được biết, hiện nay những ngôi nhà Gươi không còn là nơi trú ngụ thường thấy của người Cơ Tu nữa. Thay vào đó là những ngôi nhà mái bằng, cấp bốn kiểu dáng đại trà. Chỉ có những ngôi nhà cộng đồng là được xây dựng theo kiểu dáng và chất liệu truyền thống. Mỗi thôn sẽ có một nhà Gươi như vậy. Đó cũng là sự cố gắng trong việc gìn giữ những nét văn hóa, bản sắc đặc trưng của người dân Cơ Tu. Tôi cảm nhận trong đó có sự trăn trở từ chính tiếng nói riêng của người dân nơi đây. Họ miệt mài và cần cù trên chính những khoảng đồi núi mênh mông, hiểm trở. Cũng vẫn đắm say trong những lễ hội, hương vị, sản vật đất trời. Nhưng đâu đó, thoảng hằn trên ánh mắt một chút ưu tư. Sự ưu tư với khó khăn, vất vả còn thường trực. Sự ưu tư trong nỗ lực, cố gắng gìn giữ bản sắc mà bao đời để lại. Họ nói với chúng tôi, tâm sự với chúng tôi, trải lòng mình về tiếng Cơ Tu vọng vang nơi dãy Trường Sơn.

Xem thêm:

- Ký sự những cung đường xứ Lạng

- Ký sự xuyên Việt bằng xe Minsk: Ba ngày phía bên kia đèo Hải Vân

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.