Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào

Rồi sẽ đến lúc, không ai còn nhớ đã từng có một cái món gọi là kẹo chỉ xuất hiện ở trên đời.
Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào

Tuổi thơ của bạn đã từng trải qua cái khoảnh khắc tan học, chạy ù ra cổng trường để gặp một người rất quan trọng và vô cùng ngọt ngào: ông già bán kẹo chỉ?

Đôi khi nhân vật ấy trong mắt bọn con nít đầu khét nắng tụi mình, chả khác ông tiên là mấy, bởi ông có trong tay một khối kẹo to như cái gối ôm của em bé nhà mình. Và cái sự háo hức, thòm thèm của đám con nít được dồn hết cả vào cái khối kẹo vi diệu thần thánh ấy. Để rồi vỡ oà sung sướng khi được cầm một cái "búi chỉ" trên tay, vừa chạy ù về nhà, vừa nhem nhem cho bằng hết trước khi đến cửa. Vì sợ mẹ mắng.

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 1

Món kẹo chỉ "thần thánh" của tuổi thơ.

Để tôi nói một tẹo về cái món kẹo chỉ ấy nhé! Nó chả khác cái kẹo kéo mà bạn biết là mấy đâu! Ờ mà nó cũng chính là kẹo kéo chứ còn gì nữa, có điều bên trong nó không có đậu phộng bùi bùi ngon ngon. Từ một khối kẹo to tầm hơn một kí, được làm từ các nguyên liệu: đường, sữa, chanh, bơ, phô mai, ông bán kẹo sẽ kéo nhỏ nó ra một đoạn dài tầm 20cm. Xong ông cuộn tròn nó lại, lăn vào một cái khay bột năng, rồi bắt đầu nhanh tay quấn cái vòng tròn đó "từ số 8 trở về số 0", chừng 10 lần như vậy, a lê hấp... ông vẫy nhẹ một cái, mớ kẹo trên tay ông bỗng xổ ra thành một búi chỉ dài ơi là dài đầy vi diệu.

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 2

Cách làm này chẳng khác cách người Hoa làm mì sợi là bao. So sánh thế có lẽ bạn sẽ dễ hình dung hơn đấy. Món kẹo chỉ "trọn gói" gồm: kẹo chỉ đặt trên một cái bánh tráng ngọt, rắc thêm một lớp dừa nạo, một lớp đậu phộng, trên cùng rưới thêm một ít sữa đặc rồi gập đôi cái bánh tráng lại. Cứ thế mà cắn ngập răng. Cứ thế mà tha hồ cảm nhận vị ngòn ngọt của kẹo, vị bùi bùi của đậu phộng, vị beo béo của dừa khô, của sữa đặc. Tất cả đều thật khó quên! Đám trẻ con thì cứ gọi là mê tít.

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 3

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 4

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 5

Đôi bàn tay "vi diệu" của ông già kẹo chỉ.

Trẻ con ưa ngọt, hẳn rồi. Nhưng có lẽ cái điều níu chân bọn chúng ở lại lâu lâu bên cái thùng gỗ đựng kẹo của ông già, chính là bàn tay thoăn thoắt "đẻ" ra hàng nghìn cuộn chỉ trắng tinh ngọt lừ ấy. Dám cá rằng bất cứ ai đã từng trải qua cái thời trẻ con chứng kiến sự ra đời của những mẻ kẹo chỉ, sẽ có ít nhất một lần mơ được bàn tay ông già bán kẹo trao cho những điều ngọt ngào. Và một ngày khi những đứa trẻ lớn lên, chúng còn nhớ gì về những dư vị ngọt ngào đó? Món kẹo chỉ ngày càng mai một, khi những người muôn năm cũ về với đất rồi, chẳng mấy ai còn giữ được cái nghề nấu kẹo sao cho trắng, cho thơm, cho hợp vệ sinh, "để tụi nhỏ ăn không bị đau bụng".

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 6

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 7

Đứa trẻ nào đến ông cũng ngắt cho một miếng kẹo ăn thử, ngon thì mua, không thì ông không bao giờ ép.

Kẹo chỉ trở nên nhỏ nhoi, khiêm tốn, có chút "quê mùa" bên sô cô la, bên caramel, bên kẹo cầu vồng Hàn quốc xanh đỏ tím vàng... Giữa muôn ngàn lựa chọn, người ta vẫn sẽ chọn một cái gì đó cân xứng với chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Bạn cũng vậy, mà tôi cũng vậy thôi. Kẹo chỉ vẫn còn, dù rất ít, khi những ông già nấu kẹo vẫn còn khỏe mạnh đạp xe rong ruổi khắp nẻo đường. Một ngày tình cờ đi ngang một trường tiểu học, vừa thoạt trông thấy xe kẹo chỉ nhỏ bé nép mình chờ bọn trẻ tan trường, tôi nháo nhào quành xe lại đến cuống cả chân. Cảm giác mừng rỡ vỡ òa như khi gặp lại một đứa bạn sau mấy mươi năm biệt tích.

Vẫn là nó, khối kẹo khổng lồ ngày xưa trong mắt một đứa trẻ, giờ vẫn nằm gọn gàng trong một thùng gỗ cũ kĩ, vẫn cái khay vuông vức đựng bột năng, vẫn bàn tay người bán kẹo thoăn thoắt kéo chỉ, vẫn hương vị không lẫn đi đâu được. Chỉ khác là, bọn trẻ con bây giờ với quá nhiều lựa chọn, món kẹo chỉ không còn là nỗi háo hức duy nhất sau những giờ học bù đầu. Ông già bán kẹo chỉ tên Công, năm nay đã 76 tuổi, dáng vẻ khỏe mạnh, giọng nói hào sảng, kể với tôi rằng chiếc xe kẹo chỉ đã theo ông mưu sinh từ năm 1958, sau khi ông tình cờ được một người khách mua nhà truyền cho nghề nấu kẹo.

Ông già kẹo chỉ, người giữ giùm trẻ con những dư vị ngọt ngào ảnh 8

Ông đã già rồi, vẫn gắng mỗi ngày túc tắc đạp xe đi bán kẹo cho tụi trẻ con, chỉ lo khi mình mất rồi, bọn trẻ sẽ không có cơ hội được nếm món ăn ngọt ngào ấy nữa.

Ông gắn bó với nó cũng ngót nửa đời người. Ông có con cái, nhưng chẳng ai chịu theo nghề này. "Ngày nào còn khỏe thì còn nấu kẹo đem bán, rủi tui nằm xuống chắc trẻ con vùng này chẳng còn biết kẹo chỉ là cái kẹo gì. Nghĩ mà buồn lắm!". Thấy tôi tò mò nhìn mảnh giấy được ông nắn nót viết tay, dán trên cái nắp thùng gỗ, ông cười xoà: "Con nít bây giờ quen ăn kẹo ngoại nhập, kẹo nào cũng ngon lành bắt mắt, nên tui không ép tụi nhỏ mua kẹo của mình được. Đứa nào tới tui cũng bẻ một miếng cho ăn thử, không lấy tiền. Tụi nhỏ thấy ngon thì mua, không mua cũng chẳng sao hết. Miễn là tụi nhỏ biết rằng đã từng có một cái thứ kẹo gọi là kẹo chỉ. Lỡ đâu sau này sẽ không bao giờ còn được ăn nữa...".

Cũng đúng, lỡ đâu sau này sẽ không bao giờ còn được ăn nữa, khi những người giữ giùm bao thế hệ trẻ con những dư vị ngọt ngào trong quá khứ, không còn đủ sức nấu kẹo, rồi ngày ngày đạp xe quanh các ngõ hẻm chằng chịt giữa trưa nắng đổ lửa ở Sài Gòn, miệng rao lanh lảnh: "Ai ăn kẹo chỉ hônnnnnnnnnnnn..."

Theo Thế giới trẻ

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.