Sự khác biệt trong vị chua ba miền Bắc - Trung - Nam

Trong năm loại gia vị, vị chua đóng vai trò khá quan trọng. Do văn hóa ẩm thực các vùng miền khác nhau nên cách tạo vị chua ở mỗi nơi cũng mang một sắc thái riêng.
Sự khác biệt trong vị chua ba miền Bắc - Trung - Nam

Miền Bắc với gia vị lên men

Món ăn miền Bắc thường dùng vị chua từ các loại gia vị lên men tự nhiên như giấm nuôi, giấm bỗng, cơm mẻ. Những loại gia vị này tạo vị chua thanh, nhẹ nhàng và tinh tế, thường chỉ đủ làm nền cho các hương vị khác thêm phần đậm đà.

Sự khác biệt trong vị chua ba miền Bắc - Trung - Nam ảnh 1

Món ăn được nấu với giấm tạo ra vị chua thanh khác biệt với các loại gia vị chua khác (Ảnh: Internet)

Giấm là loại gia vị được sử dụng rất nhiều trong các món ăn, bởi giấm giúp khử mùi và tăng hương vị, nhất là các món hải sản. Tuy nhiên, người nấu các món ăn với giấm thường không cho vào ngay từ đầu khi nấu, xào vì mùi giấm sẽ át mất vị ngọt, thơm đặc trưng của các món ăn. Bạn chỉ nên pha giấm với nước sốt cà chua, rưới trực tiếp lên món ăn khi gần chín hoặc đã chín vàng chuẩn bị bắc nồi xuống.

Chua chát hương vị miền Trung

Vị chua trong ẩm thực miền Trung phổ biến nhất là khế, thơm (dứa), cà chua, quả tai chua, dưa cải. Chất chua của khế và cả luôn có lẫn thêm chút ngòn ngọt, thơm thơm hòa hợp một cách đặc trưng trong món canh chua ẩn vị chát rất đặc biệt của miền Trung. Do sống ở vùng ven biển nên người miền Trung thường dùng hải sản nấu các món mặn, món canh. Vị chua chát vừa cần thiết để át đi mùi tanh, vừa dung hòa vị chua gắt để khi kết hợp cùng nhau sẽ tạo nên vị ngọt hậu cho món ăn.

Sự khác biệt trong vị chua ba miền Bắc - Trung - Nam ảnh 2

Bạn nên dùng vị chua để tạo sự cân bằng cho các món ăn có nhiều vị cay nóng (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, những loại rau quả muối lên men như măng ngâm chua, dưa cải, cà muối, rau muống muối… cũng tạo thành những gia vị nấu chua riêng đặc biệt cho món ăn của miền Trung.

Phong phú vị chua của miền Nam

Đặc trưng của khí hậu miền nam chỉ có 2 mùa nắng, mưa rõ rệt. Vào mùa nắng, người ta thường tránh nóng bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có việc chế biến các món ăn mang vị chua để làm mát cơ thể.

Giống như miền Trung, vị chua miền Nam phần nhiều xuát phát từ những loại trái dân dã như trái giác, trái bần, chùm ruột, vốn mọc hoang bờ bãi ở khắp nơi ở miền Tây. Vùng đất này cũng phong phú các loại lá chua như lá giang, lá me, lá giấm… hợp với những người thích vị chua nhẹ nhàng.

Sự khác biệt trong vị chua ba miền Bắc - Trung - Nam ảnh 3

Món canh chua Nam bộ khá thông dụng với người miền Nam do cách chế biến đơn giản mà hương vị đậm đà (Ảnh: Internet)

Ngoài canh, me, giấm, vị chua của nồi canh có thẻ đến từ cơm mẻ, lá giang, lá cóc, trái giác… Không nêm bột ngọt khi nấu canh chua vì thực phẩm có độ chua sẽ làm thành phần trong gia vị này thay đổi, khiến nồi canh có vị không ngon, hãy thay bằng một chút đường.

Với sự pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo, ẩm thực Việt Nam có sự hài hòa với nhau. Món ăn dễ gây lạnh bụng nên buộc phải có gia vị cay nóng đi kèm và ngược lại. Do đó, người đầu bếp thường điểm thêm vị chua để tạo sự cân bằng cho các món ăn có nhiều vị cay nóng.

Kim Cúc

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.