Xứ sở đàn ông mặc... váy

[Ngày Nay] - Không thu hút khách bởi những công trình nguy nga tráng lệ như Pháp hay những ngôi đền, chùa đẹp, thanh bình của xứ sở hoa anh đào, Scotland thu hút du khách bởi phong cảnh hoang vắng nhưng tuyệt đẹp với đàn gia súc trên cao nguyên, xa xa là những ngọn núi lãng mạn, những bãi biển hoang dã, những lâu đài hoang sơ...
Đây là xứ sở của những người đàn ông mặc váy. (Getty).
Đây là xứ sở của những người đàn ông mặc váy. (Getty).

Năm 2017, Scotland trở thành đất nước đẹp nhất thế giới hấp dẫn khách du lịch. Nhắc đến Scotland hầu như ai cũng hình dung ra những người đàn ông mặc váy. Những chiếc “kilt” (váy) truyền thống được làm bằng len rất dày, để giữ ấm. Theo những tài liệu lịch sử, chiếc váy đàn ông Scotland - “kilt” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1538 và nhanh chóng trở thành trang phục chính thức của những trung đoàn cao nguyên.

Thuở sơ khai, váy có phần tà dài quấn quanh thân và vắt qua vai giúp chống chọi lại thời tiết giá rét khắc nghiệt điển hình vùng cao nguyên, được gọi là “great kilt”.  Những năm 1720, tức gần 200 năm sau khi ra đời, nó được lược bớt phần phía trên, giữ lại phần chân váy cho tiện vận động, được gọi là “small kilt” hay “walking kilt”, khá giống với “kilt” ngày nay. Hoa văn duy nhất của “kilt” là caro và mỗi dòng họ, bộ tộc lại sở hữu những mẫu ô vuông và màu sắc riêng.

Một bộ đồ hoàn chỉnh ngoài chân váy còn có thắt lưng da, sơ mi bẻ nửa cổ, cà vạt, áo khoác, túi da đeo quanh hông, con dao găm dắt nửa ngập trong tất, thanh gươm claymore cài váy, giày da thuộc… có giá lên đến cả ngàn bảng Anh.

Đàn ông Scotland ngày nay chỉ mặc vào những dịp rất đặc biệt như: Đi lễ nhà thờ, cưới xin, lễ hội, diễu hành... nên nhiều người chỉ đi thuê khi cần. Mặc dù vậy trang phục này vẫn thể hiện sự trân trọng và là niềm kiêu hãnh của người Scotland.

Ngoài nét văn hóa độc đáo kể trên, Scotland có nhiều lâu đài tráng lệ nằm trên những ngọn đồi khiến du khách ao ước được đặt chân đến dù chỉ một lần. Đầu tiên phải kể đến tòa lâu đài cổ kính Edinburgh. Đây là một tòa lâu đài điển hình, từng là pháo đài và là nơi sinh sống của Hoàng gia Scotland. Edinburgh tọa lạc trên Castle Rock, một vùng đá núi lửa rộng lớn vươn cao hùng vĩ, ấn tượng giữa thành phố Edinburgh. Lâu đài thu hút bởi vẻ đẹp nguy nga và những câu chuyện bí ẩn đã trở thành huyền thoại của Hoàng gia Scotland.

Khu phức hợp của tòa lâu đài bao gồm: Nhà nguyện, các bức tường có lỗ châu mai, các tháp, nhà tù và các cung điện tích tụ từ nhiều giai đoạn lịch sử. Mỗi một dấu tích trong lâu đài đánh dấu từng giai đoạn lịch sử Scotland. Các tòa nhà đẹp nhất có niên đại từ thời kỳ trị vì của Vua James IV nước Anh cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Tòa Đại sảnh, với một mái nguy nga có lẽ là công trình bật nhất. Ngày nay, lâu đài này mở cửa cho du khách tham quan với cảnh biểu diễn nhạc trống và đèn túi quân đội có đèn pha chiếu sáng, được gọi là Edinburgh Military Tattoo.

Nằm ở phía bắc Vương quốc Anh, lâu đài Ackergill được xếp hạng bảo tồn cao nhất cấp quốc gia và là một trong những tòa lâu đài đẹp nhất thế giới. Nhưng tại nơi đây có lời đồn rằng, Ackergill được cho là bị ám ảnh bởi hồn ma của một phụ nữ địa phương bị bắt cóc trong đêm tân hôn và giam giữ như tù nhân. Cô đã tự giải thoát bằng cách tự ném mình qua bức tường chắn răng cưa và có một mảng đá đánh dấu vị trí nơi cô đã chết.

Các lâu đài Craigievar, Fonab, Inverlochy, Glengorm, Dalhousie... cũng vô cùng tráng lệ và là điểm hấp dẫn với du khách thập phương.

Skara Brae là tên gọi của ngôi làng nhỏ nằm trên vịnh Skaill, thuộc quần đảo Orkney, Scotland. Ngôi làng này là một trong những di tích lịch sử đáng chú ý nhất châu Âu. Không chỉ có kiến trúc vững chãi nhờ các khối đá mà Skara Brae còn được biết đến bởi sự kỳ lạ của những đồ nội thất trong các ngôi nhà mà người ta đã từng sinh sống cách đây hơn 5.000 năm.

Trong thời gian khai quật ngôi làng Skara Brae, người ta tìm thấy 10 ngôi nhà được xây dựng bằng các loại đá phẳng xếp chồng lên nhau mà không có chất kết dính nào, với thiết kế khá đơn giản như những túp lều nhỏ vuông vắn được liên kết với nhau bằng các lối ra vào phức tạp. Các bức tường của mỗi ngôi nhà được làm bằng tấm đá sa thạch với vách và mái được rải sỏi, đôi khi là xương của động vật.

Giường tủ bằng đá cùng một số hiện vật trong các ngôi nhà được chạm khắc đầy bí ẩn. Không gian giữa của mỗi ngôi nhà được đặt một lò sưởi hình chữ nhật, dùng để sưởi ấm và nấu thức ăn. Dọc theo mỗi bên tường là một chiếc giường đá phủ bằng da động vật, bên cạnh được kê một chiếc tủ đựng thức ăn. Kích thước trung bình của mỗi ngôi nhà khoảng 40 m2, với số lượng cư dân sinh sống thời kì đó không quá 50 người.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.