Cấp phép ca khúc trước năm 1975: Ngoài chữ lý, cần chữ tình

(Ngày Nay) - Sự việc 5 ca khúc trước năm 1975 bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tạm dừng lưu hành rồi chính đơn vị này lại phải thu hồi quyết định đặt ra “lỗ hổng” trong việc cấp phép ca khúc. Cần một cách làm mới, cần sự chung tay của những người trong cuộc thì những tranh cãi, những việc vô nghĩa lý trên mới thực sự khép lại.
Bìa bản nhạc "Con đường xưa em đi" - 1 trong 5 ca khúc đã được phép lưu hành trở lại
Bìa bản nhạc "Con đường xưa em đi" - 1 trong 5 ca khúc đã được phép lưu hành trở lại

1. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước trong thế kỷ XX, một bài hát sáng tác trước năm 1954 tại miền Bắc, sau năm 1954 được sử dụng hoàn toàn rộng rãi tại miền Nam nhưng miền Bắc thì không còn được lưu hành. Có thể ví dụ bài hát “Ngày về” của nhạc sĩ Hoàng Giác vốn là bài hát lãng mạn nói về ước mơ của lớp thanh niên thành thị đi theo cách mạng lên Việt Bắc mong muốn cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi để trở về với quê hương và gia đình, tương tự nội dung ca khúc “Hướng về Hà Nội” của nhạc sĩ Hoàng Dương.

Thế nhưng, đen đủi cho nhạc sĩ Hoàng Giác là chính quyền Sài Gòn lại dùng bài “Ngày về” làm nhạc hiệu cho chương trình chiêu hồi trên Đài phát thanh. Vì “lý lịch” bài hát “xấu” như vậy đương nhiên “Ngày về” không được “chiếu cố” cấp phép lưu hành với “Cô hái mơ” và “Mơ hoa” của cùng tác giả vào thời điểm năm 1989-lần đầu cấp phép ca khúc trước năm 1975. Nhưng ngạc nhiên và khó hiểu ở điểm, rất nhiều ca sĩ từ cố tài tử Ngọc Bảo đến danh ca đương thời Trọng Tấn lại hát, thu âm, trình diễn “Ngày về” mà lại không thấy bị ngăn cản.

Chính vì lịch sử phức tạp của rất nhiều ca khúc nên chúng ta phải thông cảm cho Cục Nghệ thuật biểu diễn rất khó có đủ nhân lực và hiểu biết lịch sử để có thể thẩm định cả vạn bài hát sáng tác trước năm 1975. Đặc biệt, thời điểm này nhu cầu biểu diễn cũng như thưởng thức nhạc phẩm trước năm 1975 hồi sinh mạnh mẽ, tạo sức ép không nhỏ cho cơ quan chức năng. Cho nên, bên cạnh chỉ chờ các cá nhân, tổ chức đăng ký xin cấp phép ca khúc, Cục Nghệ thuật biểu diễn cần phải làm đầu mối chủ động phối hợp với các đơn vị quản lý nghệ thuật ở địa phương, các nhạc sĩ sáng tác trước năm 1975 (hoặc thân nhân của họ), thậm chí là cả các nhà sưu tập bản nhạc xưa, để tiến hành thẩm định ca khúc. Và bên cạnh cho phép ca khúc được lưu hành nên chăng cũng công bố luôn danh sách bài hát cấm lưu hành vĩnh viễn để tiện tra cứu? Không ai biết việc này sẽ kéo dài bao lâu nhưng nếu các bên cùng phối hợp thực hiện chắc chắn sẽ nhanh hơn, kết quả chắc chắn hơn, không bị sai sót.

2. Việc cấp phép thực sự phải linh động hơn, chỉ nên thẩm định nội dung là chính, cụ thể ở đây là ca từ, còn các vấn đề khác như quyền tác giả, dị bản ca khúc, ký âm bản nhạc có thể thực hiện sau. Lý do bởi vì trước năm 1975, các nhạc sĩ không chú trọng vấn đề bản quyền quá nhiều, không hiếm trường hợp một nhạc sĩ trẻ đứng tên chung với một nhạc sĩ thành danh để dễ được khán giả và các nhà xuất bản chú ý. Như trường hợp bài hát nổi tiếng “Tôi đưa em sang sông” - bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Nhật Ngân sáng tác năm 19 tuổi, ghi lại kỷ niệm buồn người yêu đi lấy chồng nhưng lại đứng tên chung với nhạc sĩ Y Vũ. Và thêm một lần ngạc nhiên, khi Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép lưu hành cho bài hát này lại chỉ ghi một mình tên tác giả là nhạc sĩ Y Vũ. Chuyện này có thể sửa sai không khó và nói chung về vấn đề quyền tác giả, Cục Nghệ thuật biểu diễn nên phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bản quyền tác giả Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam để giải quyết.

Lại nói chuyện nội dung bài hát, điều quan trọng nội dung bài hát có tư tưởng tốt hay không, phải xét tổng thể chứ đừng vì một hai từ tiểu tiết “có vấn đề” mà gạt bỏ cả bài hát. Sở dĩ, các nhạc sĩ sáng tác trước năm 1975, hay gắn với một vài cụm từ liên quan đến lính, đến chiến trường bởi thời điểm chiến tranh thì rõ ràng người lính là nhân vật trung tâm của đời sống; thêm vào đó, phương tiện lăng xê bài hát nhanh nhất thời đó là Đài phát thanh (trong đó có Đài phát thanh quân đội là Đài có nhiều người nghe) nên thêm vài chữ liên quan đến quân đội mới dễ nổi tiếng.

Cấp phép ca khúc trước năm 1975: Ngoài chữ lý, cần chữ tình ảnh 1"Thành phố buồn" - bài hát nổi tiếng nhất và thu về nhiều tiền bản quyền nhất của tác giả Lam Phương

3. Về vấn đề dị bản, sau những năm tháng chiến tranh, chuyện không còn bản gốc, lời bài ca bị các ca sĩ tự sửa khi trình diễn không hiếm. Như bài hát nổi tiếng “Chiếc lá cuối cùng” của nhạc sĩ Tuấn Khanh, đúng phải là “Đêm qua chưa mà sao trời vội sáng?” thế mà nhiều ca sĩ cứ hát “Đêm chưa qua...”. Hoặc nhiều bài được các nhạc sĩ tự sửa sau năm 1975 như bài hát “Con đường xưa em đi” để phù hợp với thời đại. Nhưng các nhạc sĩ là những “tay mơ” trong chuyện luật pháp nên khi sửa lại lời thì không nộp bản sửa lại cho Trung tâm Bản quyền tác giả Âm nhạc. Cho nên, chuyện phối hợp, hỏi ý kiến các nhạc sĩ và thân nhân của họ trước khi ra quyết định là rất quan trọng.

Tóm lại, việc ra đời một bài hát thời điểm trước năm 1975 có nhiều điều phức tạp, cho nên các cơ quan chức năng phải thận trọng, trên cơ sở thấu tình đạt lý…

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.