Cascadeur - Kỳ 5: Nghề nguy hiểm nên không ai bảo hiểm!

(Ngày Nay) -Nghịch cảnh nghề cascadeur là xả thân cống hiến cho nghê%3ḅ thuâ%3ḅt nhưng tiền lương ít ỏi, ít ai xem trọng và đau nhất là cả viê%3ḅc mua bảo hiểm xã hô%3ḅi cũng bị khước từ!
Cascadeur Kim Dung trong phim Con gái vị thẩm phán - Ảnh: NVCC
Cascadeur Kim Dung trong phim Con gái vị thẩm phán - Ảnh: NVCC

Không được bảo hiểm chào đón

“Ở Việt Nam không nơi nào dám bán bảo hiểm cho cascadeur! Nghề cascadeur xác suất gặp tai nạn rất cao và tần suất bị tai nạn lại liên tục, nên không có ai dại mà bán cho anh em cascadeur cả” - cascadeur Nguyễn Tuấn Anh chua xót nói.

Cascadeur - nghề đóng thế diễn viên - không còn xa lạ với dư luận. Trong bối cảnh phim Việt đang ngày một sản xuất với mật độ nhiều hơn, Tuổi Trẻ Online dành nhiều ngày theo chân các cascadeur ra phim trường, chứng kiến những cảnh "dầu sôi máu lửa" và lắng nghe tâm sự của họ.

Cascadeur Kim Dung kể về quá trình cô tham gia một bộ phim điện ảnh: 

"Cứ mỗi ngày là đều có một vết thương. Cứ mỗi cảnh hành động là có thêm vết thương trên người. Nhiều khi vết thương cũ chưa lành thì vết thương mới đã xuất hiện". 

Với nguy cơ gặp tai nạn và "tần suất" bị thương tật, thương tích như cơm bữa như kể trên thì rõ ràng, cascadeur không là "thân chủ" mà các hãng bảo hiểm có thể chào đón.

Dĩ nhiên trong hợp đồng làm phim ở Việt Nam có bảo hiểm cho cascadeur, nhưng chỉ một phần rất nhỏ, không đủ thiếu vào đâu nếu tai nạn xảy ra. Số tiền bảo hiểm đó rất nhỏ so với công sức và nguy cơ gặp nạn của anh em cascadeur.

Bảo hiểm cho cascadeur ở nước ngoài là chi trả cả quá trình điều trị khi bị tai nạn. Bảo hiểm của hợp đồng làm phim nước ta là chi trả một phần viện phí.

Cascadeur - Kỳ 5: Nghề nguy hiểm nên không ai bảo hiểm! ảnh 1
Cascadeur trong một cảnh cháy toàn thân nguy hiểm - Ảnh tư liệu

Đồng lương ít ỏi và bấp bênh

Lương cascadeur không ổn định. Họ diễn ít ăn ít, diễn nhiều ăn nhiều. Họ nhận lương theo phim, theo cảnh quay, theo hợp động ngắn hạn, còn theo cái tâm của người chủ nhiệm phim và nhà đầu tư phim.

Trong giới cascadeur, người đứng đầu nhóm cascadeur sẽ phụ trách chuyện thương thảo thù lao, hợp đồng lương hướng với nhà làm phim, sau đó về phân chia sao cho cảm thấy thỏa đáng, được lòng các anh em trong nhóm.

“Với phim truyền hình mỗi cảnh quay hành động tôi được trả từ 500-700 ngàn đồng/1 cảnh, phim điện ảnh từ 1 triệu - 1,2 triệu đồng/cảnh” - nữ cascadeur Kim Dung cho biết.

Cascadeur Bùi Minh Ân từng đươc trả thù lao từ 3-4 triệu đồng/1 cảnh quay đột phá, mạo hiểm như cháy nổ, văng người vào kính, nhảy lầu.

Bên cạnh đó, cascadeur còn được trả từ 900-1,2 triệu đồng/1 ngày nếu hợp đồng tham gia xuyên suốt một phim.

Cascadeur Đỗ Hoàng Chiến chỉ ra sự khác biệt về tiền bạc ở nước ta và và nước ngoài: “Với nước ngoài họ trả cho một cascadeur hạng A là 700 - 800 USD/ngày. Nước ta thì chỉ tầm... 700 ngàn đồng (hơn 30 USD) cho cùng cảnh quay đó, cùng một cascadeur thực hiện.

Với những cảnh nguy hiểm như đua xe, nhảy lầu, đu trực thăng nước ngoài sẽ trả tầm 4.000 USD trở lên, nước ta nhiều lắm là 4 triệu đồng!”.

Vì không có bảo hiểm, tiền lương lại ít ỏi, trong mỗi nhóm cascadeur luôn có quỹ dự phòng. Quỹ này được lập bởi tinh thần tự nguyện của các thành viên. Mỗi cá nhân sau một tháng đi đóng thế sẽ cộng tất cả các show lại rồi trích 5-10 % đóng góp vào quỹ.

Đó là cách anh em cascadeur tương trợ "bảo hiểm" lẫn nhau khi có rủi ro.

Cascadeur - Kỳ 5: Nghề nguy hiểm nên không ai bảo hiểm! ảnh 2
Bàn tay của một nữ cascadeur bầm dập sau pha đánh đấm trong phim - Ảnh cắt từ clip

Tiền lương ít, bảo hiểm né xa, các giải thưởng nghệ thuật cũng là điều xa vời vợi đối với cascadeur. 

“Nước mình chưa bao giờ có được một phần thưởng nào cho cascadeur. Những nhà sản xuất phim không bao giờ hoặc rất hiếm khi viết tên cascadeur A, B thế vai cho diễn viên C, D ở phần kết phim.

Điều này góp phần thể hiện từ giới làm phim cho đến xã hội chưa tôn trọng nghề cascadeur đúng như sự cống hiến và hi sinh của họ” - cascadeur Kim Dung bộc bạch.

Bên cạnh đó, chế độ nghĩ dưỡng, điều kiện thiết bị bảo hộ kém, sự quan tâm về mặt tâm lý trước khi đóng cảnh nguy hiểm ở Việt Nam cũng còn rất sơ sài, qua loa.

Theo Tuổi Trẻ

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.