Chuyện diễn viên hài chạy show 10 năm mua được nhà 20 m2

(Ngày Nay) - Diễn viên Dũng Nhí từng tham gia nhóm hài cùng Hoài Linh, Hoàng Sơn, Tấn Beo... kể chuyện 10 năm chạy show tấu hài anh mua được căn nhà 20 m2.
Chuyện diễn viên hài chạy show 10 năm mua được nhà 20 m2

Cùng mẹ tham gia chương trình Hát cùng mẹ yêu, Dũng Nhí khiến khán giả bất ngờ với giọng ca vang, chắc khỏe. Anh từng tham gia các nhóm hài cùng Hoài Linh, Hoàng Sơn và Tấn Beo…

Ít ai biết anh vốn là con nhà nòi với ba mẹ là ông bà bầu cải lương của đoàn Du Sĩ Ca Quốc Trầm và Phương Dung. Nhắc đến điều này, anh thường tự trào mình thừa hưởng được giọng ca vàng của ba nhưng lại không có gương mặt đẹp của mẹ.

Cuộc sống vất vả

Tổ Nghiệp cho anh nét duyên nghề nên Dũng Nhí nhận được nhiều lời mời biểu diễn từ sân khấu, phim ảnh. Anh từng xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình như Người xứ hoa, Đất mặn, Duyên nợ miền Tây, Bìm bịp kêu chiều...

“Tôi cũng ráng bơi để tồn tại với nghệ thuật. Đây là công việc từ nhỏ tôi đã làm, buông ra tôi không biết làm gì”, anh nói.

Cuộc đời Dũng Nhí thay đổi từ khi cải lương suy yếu, dần đi vào quên lãng. Gia đình anh phải từ bỏ gánh hát ở tỉnh, trở về Sài Gòn bắt đầu cuộc sống mới. 

Từ vai trò một công tử trong gánh hát ba mẹ làm chủ, Dũng Nhí trở thành người thế vai trong các nhóm hài Khánh Nam, Lê Quốc Nam, Hoàng Sơn. Nam diễn viên kể: “Các anh giúp đỡ tôi bằng cách trong nhóm có người nghỉ, lại gọi tôi đến thế vai. Nhờ đó, tôi có tiền nuôi vợ con”.

Nhớ lại quá khứ, anh ngậm ngùi nhắc lại những ngày bắt đầu cuộc sống ở Sài Gòn từ năm 1995. Gánh hát tan rã, ba mẹ anh trắng tay. Ban đầu gia đình Dũng Nhí phải ở nhờ nhà họ hàng trong căn phòng nhỏ xíu.

Chuyện diễn viên hài chạy show 10 năm mua được nhà 20 m2 ảnh 1Diễn viên hài Dũng Nhí. Ảnh: FBNV.

Hàng ngày, anh đi làm bằng chiếc xe đạp cà tàng. Mỗi khi di chuyển đến các điểm diễn khác nhau thì Dũng Nhí đi “ké” xe đồng nghiệp. “Thời gian này gia đình tôi phải ăn cơm trộn nước lạnh là chuyện bình thường nhưng cũng nhờ đó tôi biết trân trọng đồng tiền do công sức mình làm ra. Vì vậy, tôi chưa từng sa đà vào cá độ, bài bạc”, anh nói.

Hơn 10 năm chăm chỉ chạy show và tích cóp, Dũng Nhí đã mua được căn nhà. Nhưng niềm vui chưa tày gang, khi ngày anh nhận nhà cũng là lúc phát hiện mình bị lừa mua phải căn nhà trong diện giải tỏa trắng. Anh và ba mẹ đau xót mất tiền và chấp nhận đi thuê nhà.

Vài năm sau, nhờ chăm chỉ đi tấu hài, đóng phim, anh mua được căn nhà tại quận 7, rộng hơn 20 m2 với giá 20 triệu đồng. Tới nay gia đình 4 người của nam diễn viên vẫn gắn bó với ngôi nhà nhỏ này.

Anh Hoài Linh đã trao cho tôi "chiếc cần câu cơm"

Dũng Nhí tự nhận mình may mắn khi được nhiều đàn anh giúp đỡ công việc và diễn xuất. Nếu đạo diễn Lê Quốc Nam cho anh học hỏi nhiều về xử lý vai diễn kịch bản, Tấn Beo giúp đỡ anh nhiều cơ hội làm việc thì Hoài Linh lại cho anh học hỏi về thái độ sống.

Nam diễn viên từng đi diễn tấu hài với Hoài Linh trong 2 mùa Tết năm 2012-2013. "Một lần đi diễn cùng anh Hoài Linh, anh đã rủ tôi chạy show tỉnh vào dịp Tết. Khi ấy anh Linh vẫn còn ở sân khấu Nụ cười mới", anh kể.  

Trong những ngày Tết, mọi người quây quần bên gia đình thì anh cùng danh hài Hoài Linh mải miết trên xe đi liên tục từ Nam ra Bắc. Mỗi tối nhóm diễn từ 2-3 show mà mỗi show cách nhau 30-40 km. Vì vậy 2-3 giờ khuya còn ngồi trên xe là chuyện bình thường.

Dù chỉ gắn bó với Hoài Linh hai mùa Tết, Dũng Nhí ấn tượng về lối sống giản dị và đầy tình cảm của anh. Dù được các ông bầu o bế, sẵn sàng chiều mình nhưng không vì thế Hoài Linh làm cao.

“Anh Linh đến sớm, chờ tới lượt mình diễn nhưng ai cần, muốn diễn trước, anh đồng ý ngay. Không những thế từ công nhân đến hậu đài, ánh sáng anh đều trò chuyện thân thiện”, Dũng Nhí kể.

Chuyện diễn viên hài chạy show 10 năm mua được nhà 20 m2 ảnh 2Dũng Nhí cùng các đồng nghiệp thường gặp gỡ và đi diễn với Hoài Linh. Ảnh: FBNV.

Ở vị trí của ngôi sao, Hoài Linh có quyền đòi hỏi đất diễn cho các vai của mình. Anh lại không đặt nặng điều đó, ngược lại, còn nhận mình chỉ là nhân vật phụ khi tham gia live show của đồng nghiệp. Khi diễn chung, thay vì thể hiện đẳng cấp, anh nâng đỡ và tung hứng với đàn em, đồng nghiệp. 

Mọi người thường thắc mắc tại sao anh Hoài Linh được khán giả, đồng nghiệp yêu quý? Theo Dũng Nhí, tất cả do tấm lòng và cách sống đầy yêu thương của anh dành cho đàn em. Sự giúp đỡ của anh không phải là đưa cho ít tiền bố thí mà là giúp cho "cần câu cơm" như giới thiệu phim, chương trình.

Thực tế Dũng Nhí nhận được lời mời ham gia các chương trình như Hát cùng mẹ yêu, Tài tử tranh tài... cũng là nhờ đàn anh giới thiệu. Anh thú nhận: "Khi tôi đến ký hợp đồng mới phát hiện người giới thiệu mình cho nhà sản xuất không ai khác chính là Hoài Linh. Anh ấy giúp đỡ vô tư, không kể công, cũng không cần trả ơn".

Sự quan tâm, yêu thương đàn em của nam danh hài còn thể hiện ở những điều giản dị. Ví dụ, biết Dũng Nhí khó khăn, Hoài Linh mời anh đến sinh nhật và không quên nhắc nhở: “Đến chơi với anh cho vui, không phải quà cáp gì đâu. Em không đủ tiền mua quà cho anh đâu”. 

Vì thế, với Dũng Nhí, Hoài Linh luôn là một đàn anh đáng kính.

Theo Zing
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.