Điện ảnh Việt học được gì từ phim kinh dị hay nhất năm 2016

Thất bại thảm hại về doanh thu, phim kinh dị Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm thành công của các tác phẩm nước ngoài, điển hình là “bom tấn” Hàn Quốc "Train to Busan".
Điện ảnh Việt học được gì từ phim kinh dị hay nhất năm 2016

Phim ma/kinh dị đang tràn ngập thị trường phim Việt Nam như một trào lưu mới. Dòng phim hài của những ngày làm mưa làm gió các rạp chiếu bắt đầu kém dần uy thế.

Kịch bản cũ nhàm, diễn viên hài mải miết chạy sô truyền hình, chiêu trò gây cười bế tắc… khiến phim hài giảm dần sự hấp dẫn. Nhiều nhà sản xuất quay sang các dự án phim ma/kinh dị như một mảnh đất đầu tư màu mỡ mới.

Năm 2016 chứng kiến loạt phim ma/kinh dị Việt ra rạp, có thể kể đến Ma nữ báo thù, Mặt nạ máu, Bệnh viện ma, Phim trường ma, Cô hầu gái... Tuy nhiên, theo nguồn tin của Zing, các dự án ma/kinh dị Việt đều thảm bại về doanh thu. Điều đó tất nhiên là có lý do.

Cú đột phá về mặt doanh thu của dòng phim kinh dị ở thị trường phim Việt năm 2016 thuộc về tác phẩm điện ảnh đến từ Hàn Quốc Train to Busan (tựa Việt là Chuyến tàu sinh tử).

Câu chuyện về nước mắt trong phim kinh dị

Phim kinh dị vốn được ví như đồng hồ sinh học đo nỗi sợ hãi của khán giả. Mỗi đạo diễn khi bắt tay vào một dự án phim ma/kinh dị đều phải nghiên cứu kỹ ‘đồng hồ sinh học’ trong kịch bản của mình.

Ở phút nào khán giả phải giật mình, ở giây nào khán giả sẽ hét lên, ở trường đoạn nào khán giả sẽ nín thở… tất cả điều đó, đạo diễn phim ma/kinh dị phải tính toán rất kỹ.

Điện ảnh Việt học được gì từ phim kinh dị hay nhất năm 2016 ảnh 1Train to Busan được đánh giá là cú đột phá của dòng phim kinh dị năm 2016. Ảnh: CGV

Những thế lực siêu nhiên gánh trách nhiệm hù dọa con người cũng được tính toán kỹ. Xác sống, ma, hay các oan hồn xuất hiện trong bối cảnh như thế nào, âm nhạc ra sao, xuất hiện ở giây thứ bao nhiêu… để có được các cú giật mình sợ hãi của khán giả cũng đều nằm trong chủ ý của đạo diễn.

Train to Busan phá vỡ tất cả mọi nguyên tắc và lý thuyết về "đồng hồ sinh học" trong phim kinh dị. Những xác sống (zombie) trong Train to Busan không đóng vai chính và chỉ gánh một phần trách nhiệm hù dọa con người.

Ở tác phẩm của đạo diễn Yeon Sang-ho, zombie chỉ làm nền cho một câu chuyện về tình người, về một xã hội thu nhỏ khốc liệt mà đạo diễn muốn khắc họa. Chính vì thế, khi xem phim khán giả không thấy sợ, mà hầu hết đều bật khóc.

Phim là câu chuyện về loài virus bí ẩn có thể biến con người thành xác sống hung hãn đã biến đoàn tàu đến Busan thành một xã hội thu nhỏ. Trong đó, khi đứng trước hiểm nguy, các nhân vật, mỗi con người đều bộc lộ hết tính cách của mình.

Trước ranh giới của sự sống và cái chết, sự khác biệt giữa người giàu - kẻ nghèo, tình yêu và sự ích kỷ, sự cao thượng và tính hèn nhát… đã đẩy lùi mọi nỗi sợ hãi, và biến mỗi tình tiết phim thành đời sống sinh động, đầy nước mắt.

Nói như đạo diễn Đặng Thái Huyền, “Khi xem Train to Busan, tôi và khán giả có thể nhận thấy thông điệp khốc liệt của bộ phim. Đó là xác sống hay ma không phải là điều đáng sợ nhất".

"Thứ đáng sợ hơn cả mọi thế lực siêu nhiên chính là con người. Chính sự ích kỷ, vô cảm và nhẫn tâm của loài người đối với đồng loại của mình mới là thứ đáng sợ nhất. Thông điệp ấy khiến bộ phim trở nên ám ảnh và xúc động”, chị nhấn mạnh.

Xem Train to Busan, khán giả như đang được chứng kiến xã hội mà mình đang sống. Khi có một biến cố xảy ra, người ta có thể nhìn thấy sự trở mặt, sự thấp hèn, sự vô cảm của những người sống ngay bên cạnh mình, đáng sợ đến mức nào.

Trên chuyến tàu đến Busan ấy, khoảnh khắc khủng khiếp nhất không phải là cảnh các zombie hung hãn và khát máu xuất hiện, mà là khi con người lạnh lùng, tàn nhẫn giết hại lẫn nhau.

Phim ma/ kinh dị Việt cần một cú bứt phá

Trở lại với trào lưu phim ma/kinh dị Việt tràn ngập thị trường phim nội địa năm 2016, có thể thấy lý do của sự thảm bại doanh thu là không khó đoán. Sản xuất ồ ạt, nhưng phim ma/kinh dị Việt không có được lối đi riêng và không thể có được một "đồng hồ sinh học" hợp lý.

Xem phim ma/kinh dị Việt dễ dàng bắt gặp những mô típ cũ rích của thể loại này mà Mỹ, Nhật, Hàn đã sản xuất cách đây hàng mấy chục năm. Vẫn một kiểu dọa khán giả, gây giật mình như thế, vẫn theo cách oan hồn/ma xuất hiệu như thế, vẫn sắp đặt âm nhạc đầy hù dọa như thế…

Điện ảnh Việt học được gì từ phim kinh dị hay nhất năm 2016 ảnh 2Phim ma/kinh dị Việt cần một cú bứt phá, cần một 'đồng hồ sinh học' được tính toán kỹ hơn, logic hơn. Ảnh: CGV

Đạo diễn Đặng Thái Huyền lý giải: “Chúng ta đi sau thế giới bấy nhiêu năm, việc học hỏi là không tránh khỏi. Nhưng tất nhiên, từ việc học hỏi mỗi đạo diễn nên biến những thủ thuật đó thành của mình, theo cách riêng”.

Để biến những điều học hỏi được từ phim ma/kinh dị thế giới thành chất của riêng mình cần rất nhiều đến tài năng của người đạo diễn. Tài năng xưa nay lại luôn là thứ khan hiếm của cả nền điện ảnh Việt.

Trong loạt phim ma/kinh dị Việt ra mắt năm 2016, Bệnh viện ma  Cô hầu gái được đánh giá là hai phim khá nhất, nhưng cách kể chuyện của 2 bộ phim bị chê là bất hợp lý. Những cái kết của các phim ma/kinh dị Việt khi tiết lộ lại thường bẻ gãy toàn bộ logic của nội dung phim.

Đầu tư cho thể loại ma/kinh dị sẽ tốn kém hơn một phim tâm lý tình cảm vì chi phí cho kỹ xảo là khá lớn. Vì thế, nếu cứ mãi quẩn quanh với cách kể cũ, thiếu tính toán và bất hợp lý, việc thu hồi vốn và sinh lãi của thể loại ma/kinh dị Việt sẽ còn là một câu chuyện dài, chưa thể có hồi kết.

Cuối năm 2016, nhiều nhà sản xuất vẫn đang ấp ủ đầu tư cho các dự án phim ma/kinh dị mới để tung ra thị trường năm 2017 (gần nhất là Lời nguyền gia tộc vừa bấm máy ngày 22/11). Thị trường phim 2017 vẫn dành những dấu hỏi để ngỏ về doanh thu cũng như sự thành công của các dự án phim ma/kinh dị Việt.

Lẽ thường, doanh thu phim ma/kinh dị vẫn được đo bằng nỗi sợ hãi, sự ám ảnh mà khán giả truyền tai cho nhau nghe sau khi rời rạp chiếu. Sự sợ hãi đôi khi không chỉ đến từ kỹ xảo hình ảnh, âm thanh ma quái, hình ảnh zombie, ma mãnh đầy máu me mà đến từ chính thông điệp ẩn sau truyện phim.

Theo Zing
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.