Nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam: Công chúng dần được “thức tỉnh” về nhu cầu giải trí

(Ngày Nay) - Liên tiếp thời gian gần đây, nhiều nghệ sĩ nước ngoài “đổ bộ” đến biểu diễn tại các sân khấu Thủ đô khiến không khí văn hóa của người dân Hà Nội sôi nổi hơn hẳn. Điều đặc biệt là hầu hết những nghệ sĩ đều là những “huyền thoại” tầm cỡ quốc tế, mang đến cho khán giả Việt những trải nghiệm mới, thói quen mới trong việc bỏ tiền ra để thưởng thức nghệ thuật. 
Thomas Anders – một thành viên gạo cội của Modern Talking đến Việt Nam
Thomas Anders – một thành viên gạo cội của Modern Talking đến Việt Nam

Gặp nghệ sĩ ngoại giữa lòng Thủ đô ngày càng… dễ

Trung tâm Hội nghị Quốc gia tối chủ nhật mới đây nườm nượp người, 4.000 chỗ trong khán phòng lấp kín chỗ. Sự có mặt của Thomas Anders – một thành viên gạo cội của ban nhạc Modern Talking đình đám những năm 80 đã khiến nhiều gia đình Hà Nội cuống quýt, bỏ cả ăn để đến sớm.

Mỗi lần Thomas Anders trình bày những bản hit của Modern Talking, đám đông ngồi dưới lại bật dậy, giơ tay cao, cùng nhau đung đưa nhảy. Khán phòng như “vỡ tung” ra dù phần lớn đều là người trung niên, đã là ông, là bố của một lũ trẻ. Đây là lần đầu tiên Thomas Anders - giọng ca năm xưa của nhóm Modern Talking - đặt chân tới Việt Nam để biểu diễn. Nhóm nhạc trung niên đã đưa 4.000 người trở về quãng thời gian 1980-1990, khi những bữa tiệc đám cưới “xập xình” nhạc Modern Talking. Cái thời mà phần lớn người dân Thủ đô nghe nhạc qua băng từ VHS hay băng cassette.

Cách đây chưa lâu, Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa 2016 diễn ra ở Hoàng Thành Thăng Long chỉ có 3 nghệ sĩ Việt tham gia MMF là ca sĩ Mỹ Linh, Tùng Dương và nhóm PB Nation – con số quá ít ỏi so với hàng chục nghệ sĩ quốc tế: nhóm Scorpions (Đức), SaveUs (Đan Mạch), Last Train (Pháp), Rukhsama Merries (Anh), Kite (Thụy Điểm), DJ Julien Sato (Nhật Bản), Idiotape (Hàn Quốc)… Khi thị trường âm nhạc trong nước đang ngày càng bão hòa thì những cái tên mới mang yếu tố nước ngoài là “nam châm” có từ trường cực mạnh hút được hàng nghìn khán giả. Những năm gần đây, người dân Thủ đô đã mạnh dạn chi tiền cho cả gia đình, thậm chí rủ bạn bè đi nghe nhạc, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho chính mình.

Nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam: Công chúng dần được “thức tỉnh” về nhu cầu giải trí ảnh 1Nhóm Scorpions tại lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió mùa 2016

Trước đó, năm 2015, Việt Nam cũng đã từng chào đón khá nhiều những ngôi sao quốc tế ghé thăm. Có thể kể đến như nhóm nhạc T-ara, hoa hậu Honey Lee, diễn viên Haha (Hàn Quốc), ca sĩ Katy Perry và Katharine McPhee (Mỹ), ban nhạc Michael Learns To Rock (Đan Mạch), “huyền thoại” Peabo Bryson (Mỹ)… Giữa Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Mỹ Đình, người dân Hà Nội – nhất là những trái tim thế hệ 6x, 7x được “phen” xốn xang, hạnh phúc.

“Cuộc chơi” hên - xui với nhà tổ chức, người dân hưởng lợi

Cách đây đã lâu, khi chia sẻ với báo chí về việc mời nghệ sĩ Peabo Bryson trình diễn tại chương trình In The Spotlight, ông Trần Thanh Tùng (Giám đốc chuỗi chương trình) từng thừa nhận: “Chúng tôi suy nghĩ đến việc hợp tác giữa các nghệ sĩ nước ngoài để tạo cơ hội cho các nghệ sĩ Việt Nam và Quốc tế có sự giao lưu cũng như giao thoa nghệ thuật. Đây thực sự là một “cuộc chơi”, còn bài toán kinh tế của những chương trình như thế này chúng tôi sẽ để ở vị trí thứ 2”.

Tương tự, khi họp báo về đêm nhạc của “ông hoàng tình ca” Peabo Bryson nổi tiếng, đại diện công ty Mỹ Thanh – nhà tổ chức chương trình tiết lộ: “Nếu như các chương trình trong nước chúng tôi luôn đầu tư ở mức tiền tỉ thì chắc chắn một chương trình tầm cỡ quốc tế sẽ phải tốn gấp nhiều lần hơn thế”.

Việc bỏ ra một khoản tiền “khủng” đồng nghĩa với “cuộc chơi” xa xỉ, mạo hiểm, nằm ngoài câu chuyện tiền bạc vì rất khó có thể có doanh thu lớn bù đắp được kinh phí mời nghệ sĩ quốc tế sang Việt Nam. Vì quá xa xỉ nên đêm nhạc của Peabo Bryson ở Hà Nội không cháy vé, đêm nhạc khác của Peabo Bryson ở TP HCM phải tuyên bố hủy vì không bán được vé.

Nghệ sĩ quốc tế đến Việt Nam: Công chúng dần được “thức tỉnh” về nhu cầu giải trí ảnh 2Danh ca Peabo Bryson biểu diễn ở Hà Nội 

Không riêng Peabo Bryson, lịch sử cũng đã cho thấy, nhiều nghệ sĩ ngoại lừng danh về Việt Nam không đủ sức kéo người xem đến sân khấu. Liveshow của Richard Cladyerman, hay Bi Rain (Hàn Quốc) bị lỗ nặng hàng chục tỷ đồng. Ban nhạc Backstreet Boys, Westlife… vốn rất quen thuộc và nổi ở Việt Nam, khi “đổ bộ” về Việt Nam thì trớ trêu thay chẳng lấp đủ số ghế, lỗ hoàn lỗ…  Trừ khi được những ngân hàng “chống lưng”, còn lại, chuyện kinh tế vẫn là chuyện đau đầu với các nhà tổ chức, “bầu sô”.

Dù thế, chấp nhận bỏ nhiều tiền, thậm chí lỗ nặng, nhiều “bầu sô” Việt vẫn nuôi ước mơ mang đến không gian thưởng thức âm nhạc mới lạ, đột phá với những nghệ sĩ quốc tế được yêu thích tại Việt Nam. Với những người yêu nhạc, đây thực sự là điều tuyệt vời vì họ có cơ hội được thưởng thức thần tượng trình diễn ngay tại Việt Nam mà không cần phải chi tiền mua vé bay sang các nước khác.

Bấy lâu nay, các sao quốc tế chỉ thường nhìn đến Thái Lan, Singapore là “bãi đáp” cho những chương trình biểu diễn của họ. Người hâm mộ Việt muốn tận mắt xem sẽ phải đáp các chuyến bay ra nước ngoài. Nhưng, khi Việt Nam được chọn, cũng là một sự tự hào nhất định, bởi điều này cho thấy sự phát triển của Việt Nam đã ở trong “tầm ngắm” của thế giới. Nói gì thì nói, trong tình trạng thị trường âm nhạc hiện nay đang quá nặng về game show, các cuộc thi truyền hình thực tế thì sự xuất hiện của những ngôi sao quốc tế đến Việt Nam luôn được đón nhận là một luồng gió mới, là sự nỗ lực cống hiến của những nhà tổ chức cho đời sống âm nhạc Việt. 

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.