Nhóm kịch trẻ TP HCM oằn mình tìm đường tồn tại

Để duy trì lửa nghề, các nhóm kịch trẻ TP HCM chấp nhận diễn kịch cà phê với cát-xê 100 nghìn đồng hoặc chấp nhận lỗ cả trăm triệu.
Nhóm kịch trẻ TP HCM oằn mình tìm đường tồn tại

Sân khấu kịch TP HCM đang đối diện với vô vàn khó khăn. Những tên tuổi lớn của làng kịch như Hồng Vân, Ái Như, Phước Sang đều thấp thỏm về tương lai của sân khấu khi lượng khán giả ngày càng giảm sút. Vì vậy, việc các bạn trẻ thành lập nhóm kịch trong thời buổi này không khác gì liều mạng đi vào tâm bão.

Cát-xê đủ tiền uống cà phê

Chấp nhận khó khăn, thậm chí bù lỗ là điều đầu tiên các nhóm kịch xác định khi thành lập. Thành lập từ năm 2010, nhóm kịch Đời của Hồng Trang nhiều lần tưởng như đứt gánh giữa đường vì thu nhập, show diễn bấp bênh. Điểm diễn chủ yếu ở nhóm Đời là các quán cà phê hoặc sự kiện.

Trước đây, mỗi suất diễn, thành viên nhóm chỉ được 30 nghìn đồng và hiện tăng lên 120 nghìn đồng. Nhóm thường nói vui: “Tiền cát-xê chỉ đủ tiền uống cà phê hoặc vừa nhận cát-xê ra đổ xăng xe là hết”.

Nhóm kịch trẻ TP HCM oằn mình tìm đường tồn tại ảnh 1

Hồng Trang - trưởng nhóm kịch Đời. Ảnh: Khang

Cùng chung cảnh ngộ, nhóm X-Pro gồm các thành viên đến từ sân khấu kịch Hồng Vân và làm tự do. Họ đều có khao khát có được đóng những vai có số phận, chiều sâu để thỏa sức đam mê. Vì vậy, họ tập hợp nhau thành một nhóm kịch cũng diễn ở quán cà phê. “Chúng tôi lập nhóm đơn giản là muốn được diễn. Làm nghề này nếu không được diễn thì lòng nhiệt huyết, đam mê sẽ nguội lạnh”, Hữu Tín cho biết.

Để có những phút ngắn ngủi tỏa sáng trên sân khấu nhỏ, các thành viên sẵn sàng gác bỏ việc kiếm tiền riêng bên ngoài. Họ thậm chí còn chấp nhận làm việc không lương chỉ để được sống trong không khí của nghệ thuật như hậu đài, soát vé, chỉnh nhạc. Thành viên của nhóm X-Pro rưng rưng chia sẻ: “Trước đây, tôi từng bán vé số, chạy xe lôi để có tiền đi học thì những khó khăn của hiện tại đâu là gì. Tôi vẫn sẽ bám trụ với nghề dù khó khăn đến đâu”.

Để duy trì nhóm kịch giữa thời buổi khó khăn, không còn cách nào khác, các diễn viên trẻ phải lăn lộn làm nghề tay trái. Hồng Trang, trưởng nhóm Đời cho biết: “Các bạn trong nhóm phải lấy ngắn nuôi dài bằng cách buôn bán quần áo trên mạng, người làm cô giáo giữ trẻ. Nhiều bạn không trụ được phải về quê lập gia đình”.

Bán 800 vé/đêm vẫn không đủ bù lỗ

Trong các nhóm kịch trẻ ở TP HCM, Buffalo là nhóm năng động và chịu khó đầu tư nhất. Nếu các nhóm kịch chủ yếu diễn sự kiện và quán cà phê thì Buffalo diễn tại các sân khấu lớn và khách sạn 5 sao. Điều này thuận lợi nhưng cũng là áp lực lớn với nhóm vì họ phải đầu tư kinh phí cho vở diễn nhiều hơn.

Nhóm kịch trẻ TP HCM oằn mình tìm đường tồn tại ảnh 2

Khắc Duy trưởng nhóm Buffalo trong tiểu phẩm Đoàn lô tô Năm Phụng. Ảnh: Khang

Khắc Duy, trưởng nhóm Buffalo thừa nhận: “Duy trì một nhóm nhạc kịch thì khó khăn chồng chất. Chúng tôi không dám mơ đạt chuẩn nhạc kịch Broadway mà chỉ đang làm theo kiểu liệu cơm gắp mắm. Nhóm như những con chuột đang cố gắng chạy theo đoàn voi”.

Hiện nay, khó khăn lớn nhất của Buffalo là không có sân khấu tiêu chuẩn để biểu diễn. 3 năm qua, họ liên tục phải di chuyển giữa các điểm diễn: nhà hát 5B, rạp Công nhân, nhà hát Bến Thành… Không những thế, nhóm phải trả tiền thuê sân khấu lên tới 60 triệu đồng/đêm… Vì vậy, vào dịp Tết nguyên đán vừa qua, mỗi đêm điễn vở Tấm Cám bán được 700-800 vé thì nhóm vẫn phải bù lỗ 200 triệu đồng.

Khắc Duy chia sẻ: “Chúng tôi may mắn có gia dình hỗ trợ và kiếm thêm thu nhập từ các khoản ngoài mới có thể gánh được khoản lỗ nặng đó. Dù vậy, với nghệ sĩ trẻ, khát vọng làm nghề lớn hơn tất cả. Phải có trả giá mới mong thành công”.

Theo Zing News

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.