Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành

Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng không kém phần tươi tắn, mặn mà của những nữ diễn viên tài sắc trong những thước phim xưa cũ của điện ảnh Việt phải trầm trồ ngưỡng mộ.
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành

NSND Như Quỳnh

NSND Như Quỳnh tốt nghiệp ngành diễn viên năm 1971 tại trường Sân khấu Việt Nam (nay là trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội). Hai năm sau, Như Quỳnh tham gia bộ phim đầu tiên - "Bài ca ra trận". NSND Như Quỳnh bắt đầu tỏa sáng kể từ sau vai cô Nết trong phim "Đến hẹn lại lên" (1974). Với vai diễn này, Như Quỳnh đoạt Giải Diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 3.

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 1
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 2

NSND Như Quỳnh rạng ngời nét đẹp sau bao năm tháng.

Như Quỳnh có một sự nghiệp êm ả, một gia đình hạnh phúc bên người chồng cũng làm trong ngành nghệ thuật và hai cô con gái xinh xắn. Không còn ở độ tuổi đẹp nhưng Như Quỳnh vẫn đẹp như thuở nào.

NSND Lan Hương

Đạo diễn Hải Ninh gặp diễn viên Lan Hương lần đầu tiên khi Lan Hương mới 3, 4 tuổi. Đến năm 1972 khi ông thực hiện bộ phim này, sau khi tìm nhiều người đóng nhân vật Em bé Hà Nội không được, ông nhớ lại và tìm đến nhà Lan Hương, xin phép cho cô đi đóng phim. Khi đó Lan Hương mới 12 tuổi và đây cũng là vai diễn đầu tiên của cô.

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 3
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 4

"Em bé Hà Nội" sống mãi trong tim khán giả Việt.

Ở tuổi 51, đôi mắt nhìn đau đáu, tròn xoe vẫn là điểm nhấn nổi bật đối với bất cứ ai đối diện với Lan Hương. Những ai yêu điện ảnh và “yêu” Lan Hương hẳn sẽ không thể quên, chính từ đôi mắt này là điểm khởi đầu đưa Em bé Hà Nội lên phim lúc mười tuổi. Cho đến bây giờ, khi trở thành diễn viên trụ cột của một Nhà hát có tiếng, đôi mắt ấy vẫn đen láy, to tròn và giọng nói thì cứ trong vắt như chưa hề có dấu vết thời gian.

NSƯT Thanh Tú

Thanh Tú sinh năm 1944 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, Thanh Tú đóng bộ phim đầu tiên với vai Thảo trong bộ phim Biển lửa của đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Bà kết hôn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong năm đó.

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 5
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 6

NSƯT Thanh Tú của bộ phim Sao tháng tám hùng tráng.

Năm 1969, bà tiếp tục thể hiện vai cô diễn viên Hương Giang trong bộ phim chuyển thể từ vở kịch cùng tên Tiền tuyến gọi, do Phạm Kỳ Nam đạo diễn. Sau Tiền tuyến gọi, bà tiếp tục vào vai mẹ bé Hà trong phim Em bé Hà Nội (1974), vai chị Hảo trong Vùng trời (1975). Năm 1976, bà giành được thành công lớn với vai Nhu trong bộ phim Sao tháng tám của đạo diễn Trần Đắc. Với vai diễn này, bà đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Liên Hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, được Ủy ban phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết trao giải đặc biệt khi dự Liên hoan phim Moskva. Sau thành công quá lớn của vai Nhu, bà từ chối tham gia các dự án điện ảnh khác cho đến năm 1984.

NSND Phương Thanh

NSND Phương Thanh sinh ra tại Hà Tây. Cô tốt nghiệp khóa 2 trường Điện ảnh Việt Nam, cùng khóa với nhiều diễn viên nổi tiếng sau này của Điện ảnh Việt Nam như Như Quỳnh, Diệu Thuần, Thanh Quý. Năm 20 tuổi, Phương Thanh có vai diễn đầu tiên trong bộ phim Đứa con nuôi của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư. Năm 1978, Phương Thanh được đạo diễn Trần Phương chọn vào vai chính, nữ tướng cướp Hiền "cá sấu" trong bộ phim Tội lỗi cuối cùng. Vai diễn này đã giúp Phương Thanh giành giải Bông sen vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V, khi mới ở tuổi 23.

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 7
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 8

NSND Phương Thanh một đời vì nghiệp diễn.

Năm 30 tuổi, sau khi đóng phim Kỷ niệm đồi trăng, Phương Thanh đã lập gia đình với người bạn diễn của mình trong phim, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Anh Dũng, một diễn viên kịch và điện ảnh (hiện làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam). Hai người đã có một người con gái. Từ sau khi lập gia đình, cô ít tham gia vào các hoạt động điện ảnh hơn trước. Vai diễn cuối cùng của cô là vai bà mẹ trong bộ phim truyền hình dài tập Mùa cưới của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn.

Vốn có tiền sử cao huyết áp, Phương Thanh qua đời tại Viện Quân y 108 sau một cơn tai biến mạch máu não vào năm 2009.

NSND Lan Hương "Bông"

NSND Lan Hương sinh năm 1961. Trùng tên với phu nhân của NSƯT Tất Bình (kể cả họ, chính vì vậy người trong nghề, căn cứ vào mái tóc, đặt cho chị biệt danh Hương "bông"). So với Lan Hương "Em bé Hà Nội" thì Lan Hương, vợ của NSƯT Đỗ Kỷ, giống như "đóa hoa nở muộn".

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 9
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 10

NSND Lan Hương làm nghề không vì danh vọng.

Chị từng nói về điều này: "Mục đích của tôi khi làm nghề không phải để nổi tiếng, bởi vậy, tôi không quan tâm đến việc sẽ nổi tiếng nhanh hay chậm, sớm hay muộn. Tôi làm nghề chỉ với mục đích, sẽ đem đến điều gì cho khán giả, sẽ làm cách nào để khán giả yêu thương nhân vật của mình. Nổi tiếng sớm hay muộn là do cơ may và còn do mục đích ý muốn của từng người. Cá nhân tôi không lấy mục đích nổi tiếng để tạo áp lực cho mình, bởi vậy, tôi thanh thản làm nghề, thanh thản cống hiến".

NSND Lê Khanh

Nói về NSND Lê Khanh, người ta thường nói về những người chị em tài sắc vẹn toàn trong gia đình, NSƯT Lê Vân và NSƯT Lê Vy. Người ta cũng nói về bố mẹ của chị, hai tên tuổi lớn của làng kịch nói những ngày còn nguyên sơ NSND Trần Tiến - NSND Lê Mai. Nhưng những điều đó không làm nên tên tuổi của chị.

Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 11
Những biểu tượng sắc đẹp trên màn ảnh gợi nhớ về một thuở Hà Thành - anh 12

NSND Lê Khanh - biểu tượng sắc đẹp người phụ nữ Hà Thành.

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, chị được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh và nghệ sỹ kịch nói. Tham gia nghệ thuật từ năm 1970, đến nay đã hơn 40 năm nhưng chị vẫn luôn là nữ diễn viên nhận được sự yêu mến của khán giả. Ở chị, cái để người ta ngưỡng mộ không chỉ là tài năng, niềm đam mê với nghề, với nghệ thuật mà còn là nét đẹp thuần khiết, đài các và rất "Hà Nội".

Có một điều ít người biết về chị là nếu tính hết cả gia đình họ hàng thì phải có đến những 32 người làm nghệ thuật. Bởi không chị có hai họ bố mẹ (Trần - Lê) mà cả bên họ chồng là đạo diễn Phạm Việt Thanh cũng không thiếu người theo nghiệp làm nghệ thuật. Dẫu là một kỷ lục đáng tự hào nhưng với chị cũng có một điểm nhược là "khó có thể chọn một nghề nào tốt hơn".

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.