Gửi tiết kiệm ở đâu có lợi nhất?

Ra Tết nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân tăng cao do nguồn tiền nhàn rỗi, tiền thu từ bán hàng trong các ngày giáp Tết.
Gửi tiết kiệm ở đâu có lợi nhất?

Ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?

Nắm bắt được nhu cầu này, hầu hết các ngân hàng đều tung ra các “chiêu bài” như các chương trình gửi tiền nhận lì xì, gửi tiền quay thưởng, trúng xe, trúng nhà,... để thu hút vốn huy động càng nhiều càng tốt.

Tuy nhiên, gửi tiền vào ngân hàng nào đôi khi cũng không phải là lựa chọn dễ dàng. Đa phần khách hàng dễ tính thường thông qua mức lãi suất cao - thấp để chọn. Đây là cách lựa chọn dễ dàng nhất.

Gửi tiết kiệm ở đâu có lợi nhất? ảnh 1

Nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng của người dân dịp đầu năm tăng cao (Ảnh minh họa)

Chị Kim Nhung (165 Thái Hà – Hà Nội ) cho biết, tôi đã tham khảo nhiều NH và thấy rằng VPBank đang là ngân hàng có mức lãi suất huy động cao nhất, tới 7,6 %/năm áp dụng cho kỳ hạn 36 tháng, với khoản tiền gửi trên 10 tỷ đồng. Với khoản tiền dưới 100 triệu cùng kỳ hạn lãi suất là 7,3%/năm.

Tuy nhiên, không phải khách hàng nào cũng lựa chọn tiêu chí lãi suất cao để quyết định gửi tiền. Không ít khách hàng cho rằng thương hiệu của ngân hàng mới là lựa chọn của họ khi gửi tiền.

Chị Kim Oanh (Thanh Xuân – Hà Nội) chia sẻ, chị vừa quyết định gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng BIDV với mức lãi suất 6,2% thời hạn 1 năm trong khi ngay bên cạnh là NH Đại Dương có mức lãi suất 7,2% /năm hấp dẫn hơn nhiều. “Tôi không chọn NH Đại Dương vì biết rằng đó là NH vừa được NHNN mua lại với giá 0 đồng”, chị Oanh cho biết.

Chị Kim Oanh cũng tiết lộ thêm kinh nghiệm, gửi ở các NH TMCP nhà nước như BIDV khi muốn rút tiền với số lượng lớn, chẳng hạn lên tới tiền tỷ, hoặc vài tỷ thì không nhất thiết phải báo trước. Còn gửi ở các NH nhỏ, lãi suất cao thì khi muốn rút với số lượng lớn, chẳng hạn lên tới tiền tỷ, hoặc vài tỷ thì thường phải báo trước từ 1-2 ngày.

Giải thích về việc không tham gia “chạy đua” lãi suất để thu hút huy động vốn thời điểm này, chị Thanh H. nhân viên giao dịch NH BIDV cho biết: Thông thường, những ngân hàng lớn thì không bị áp lực cạnh tranh huy động vốn nên thường không tham gia chạy đua lãi suất như các NH nhỏ.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nên chọn ngân hàng lớn, uy tín, phát triển ổn định, có độ an toàn cao. Ngoài ra, những ngân hàng có nhiều chi nhánh, mạng lưới hoặc có nhiều dịch vụ ứng dụng công nghệ để triển khai các sản phẩm gửi tiết kiệm online...cũng nên được cân nhắc vì nó sẽ tạo thuận lợi trong giao dịch.

Sau tiết kiệm, kênh đầu tư nào hiệu quả?

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong thì cho rằng: “Nếu giữ vàng với tư cách giữ tài sản lâu dài thì việc lựa chọn mua vàng, với giá dao động trên dưới 32 triệu đồng/lượng như thời điểm hiện nay là an toàn. Và trong thời gian dài, nó sẽ có xu hướng nhích lên thay vì hạ thấp dưới 32 triệu đồng/lượng như trước đây…”.

Đồng thời, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng, “giá vàng cuối cùng sẽ phục hồi trở lại vào năm 2016 sau nhiều lần phá đáy nhiều năm”.

Lâu nay kênh đầu tư ngoại tệ được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên theo nhiều ý kiến chuyên gia đây đang là kênh đầu tư “bấp bênh” bởi những chính sách mới của NHNN nhằm chống đô la hóa khiến việc gửi tiết kiệm USD vốn đã không còn sinh lãi còn phụ thuộc vào việc điều chỉnh tỷ giá của NHNN.

Chính vì vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu thì cho rằng, với những ai không nhiều kinh nghiệm đầu tư vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời cao do biến động thị trường thì nên gửi tiền vào tiết kiệm ngân hàng, là kênh đầu tư truyền thông, tuy lãi suất không cao nhưng để tránh rủi ro.

Theo Dân Việt

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.