15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang có khoảng 1 tỷ USD

(Ngày Nay) - Khối tài sản của 15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đã chính thức lộ diện, với nhiều điểm thú vị. Tổng số này đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 tỷ đôla Mỹ.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.
8X duy nhất, bà Nguyễn Thái Nga (Điện Quang) lọt vào top 15.

Tổng tài sản và thứ tự xếp hạng của 15 người phụ nữ giàu nhất không có nhiều sự thay đổi so với phần lớn thời gian năm qua.

[1&2] Xếp đầu trong danh sách là 2 nữ tướng của Vingroup bà Phạm Thu Hương và bà Phạm Thúy Hằng. Bà Hương có tổng tài sản là 4.724 tỷ đồng còn em gái bà có tài sản là 3.155 tỷ đồng.

Bà Phạm Thu Hương sinh ngày 14/6/1969, vợ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vingroup - doanh nhân giàu thứ nhì trên thị trường chứng khoán Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Vợ chồng bà Hương là cặp đôi giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016 với tổng tài sản khoảng gần 35.000 tỷ đồng.

[3] Đứng vị trí thứ ba là “đại gia thủy sản” Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn. Bà Lệ Khanh sinh năm 1961, quê tại An Giang. Bà tốt nghiệp ngành Cử nhân Kinh tế - Đại học Tài chính kinh tế TP.HCM. Tổng tài sản của bà là 2.634 tỷ đồng.

[4&5] Vị trí thứ 4 và thứ 5 đều vợ của hai “đại gia” khác trên sàn chứng khoán là ông Trần Đình Long (Hòa Phát) và ông Trịnh Văn Quyết (FLC). Nếu như vợ ông Trịnh Văn Quyết, bà Lê Thị Ngọc Diệp, có số tài sản là 2.314 tỷ đồng và xếp ở vị trí thứ 4 thì bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Trần Đình Long) xếp ở vị trí thứ 5 với 2.312 tỷ đồng.

[6] Ở vị trí thứ 6 là bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

Bà Yến đang là Thành viên Hội đồng quản trị và Phó Tổng giám đốc CTCP Hàng tiêu dùng Ma San (MSF), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Ma San (MSN), Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo (Vinhhao), Chủ tịch Hội đồng thành viên CTCP Ma San PQ, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Ma San, Thành viên Hội đồng quản trị CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF).

Bà đang năm giữ 28.276.823 cổ phiếu MSN với tổng giá trị 1.832 tỷ đồng.

15 phụ nữ giàu nhất Việt Nam đang có khoảng 1 tỷ USD ảnh 1So sánh tài sản của 15 người phụ nữ giàu nhất năm 2016. 

[7 đến 10] Các vị trí còn lại trong top 10 còn có bà Lê Thị Thúy Hải (Nhựa Tiền Phong) với 753 tỷ đồng, vị trí thứ 7; bà Cao Thị Ngọc Dung (PNJ) với 663 tỷ đồng, vị trí thứ 8; bà Nguyễn Thị Mai Thanh (REE) với 467 tỷ đồng, vị trí thứ 9 và bà Trương Ngọc Phượng (Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) với 433 tỷ đồng vị trí thứ 10.

[11] Nữ tướng của Vinamilk bà Mai Kiều Liên đang xếp thứ 11 danh sách những người phụ nữ giàu nhất năm qua. Bà Liên đang là Tổng giám đốc Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà nắm trong tay 3.371.051 cổ phiếu trị giá khoảng 423 tỷ đồng.

[12] 8X duy nhất lọt top 15 người phụ nữ giàu nhất Việt Nam là bà Nguyễn Thái Nga – Cổ đông lớn nhất của Điện Quang. Thái Nga là con gái bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Chủ tịch HĐQT của Điện Quang. Ngoài ra, Chủ tịch HĐQT của Điện Quang hiện nay là ông Hồ Quỳnh Hưng cũng là cậu của bà Thái Nga. Bà Thái Nga đang có tổng tài sản là 394 tỷ đồng.

[13-15] Các vị trí cuối cùng của top 15 lần lượt thuộc về bà Nguyễn Thị Như Loan (Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai) với 387 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thanh Hương (Công ty Cổ phần Đá thạch anh cao cấp VCS) với 351 tỷ đồng và bà Trần Uyên Nhàn (Thép Nam Kim) với 276 tỷ đồng.

Như vậy, tổng tài sản của 15 người phụ giàu nhất trên sàn chứng khoán đạt khoảng trên 21.000 tỷ đồng. Con số này tương đương với khoảng gần 1 tỷ USD. 

Theo Zing
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).