Bàn cách đưa công nghệ Thụy Sĩ vào nông nghiệp Việt

(Ngày Nay) - Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Geneva, mong muốn giúp nhiều doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu nông sản tiếp cận với công nghệ hiện đại của Thụy Sĩ.
Đại sứ Dương Chí Dũng (giữa) và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (bên trái) tại buổi gặp gỡ chiều 30/3.
Đại sứ Dương Chí Dũng (giữa) và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (bên trái) tại buổi gặp gỡ chiều 30/3.

Chiều 30/3, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường và đại sứ Dương Chí Dũng đã có buổi gặp gỡ thân mật 30 doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp với mong muốn giúp đưa nhiều công nghệ hiện đại của Thụy Sĩ ứng dụng vào sản xuất tại Việt Nam. 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đích thân ông đã “đặt hàng” Đại sứ Dương Chí Dũng làm cầu nối cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản Việt Nam với các doanh nghiệp tại Thụy Sĩ.

Tại hội nghị, Bộ trưởng nêu ra một số khó khăn của ngành nông nghiệp nước nhà như biến đổi khí hậu, nền sản xuất còn manh mún, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô, các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp còn yếu kém…

Ông cho rằng việc kết nối, học hỏi công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài tạo ra các chuỗi giá trị mới, gia tăng giá trị của hàng hóa nông nghiệp đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp. Ông mong muốn các doanh nghiệp có thể đặt hàng đại sứ kết nối với các doanh nghiệp nông nghiệp mạnh tại Thụy Sĩ để học hỏi, chuyển giao các công nghệ mới cho sản xuất của Việt Nam.

Đại sứ Dương Chí Dũng rất vui mừng khi có mặt tại buổi gặp gỡ. Ông cho biết mình có vai trò là một nhà ngoại giao nhưng luôn đau đáu với nền sản xuất nông nghiệp nước nhà. Bằng khả năng của mình, đại sứ sẽ là cầu nối để các doanh nghiệp mạnh tại Thụy Sĩ.

Đại sứ Dương Chí Dũng cũng cung cấp thông tin về nền nông nghiệp Thụy Sĩ. Tuy là một đất nước nhỏ nhưng Thụy Sĩ có nền nông nghiệp rất phát triển. Nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới. Đặc biệt, công nghệ của Thụy Sĩ đã và đang được nhiều doanh nghiệp của Việt Nam ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Một số doanh nghiệp của Thụy Sĩ có hàng chục nhà máy trên khắp thế giới…

Đến dự buổi gặp gỡ có khoảng 30 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hàng đầu trên cả nước. Một số doanh nghiệp lớn phải kể đến như Công ty cổ phần sữa Ba Vì, Công ty cổ phần thực phẩm TH, Hợp tác xã Hoàng Long, Công ty TNHH Ba Huân, Công ty cổ phần phát triển chăn nuôi Hòa Phát… Đặc biệt, buổi gặp gỡ còn có lãnh đạo 2 tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên. Đây là 2 địa phương có các sản phẩm chủ lực là vải thiều, nhãn lồng… rất cần các công nghệ chế biến tiên tiến, giúp gia tăng giá trị nông sản.

Các doanh nghiệp cũng như lãnh đạo các tỉnh mang đến hội nghị nhiều tâm tư, mong muốn cải thiện khâu chế biến, bảo quản nông sản.

Ông Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết tỉnh đang rất mong muốn có công nghệ mới giúp bảo quản quả vải thêm được khoảng 15-30 ngày. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với một sản phẩm có tính mùa vụ cao như vải thiều, giúp giá thành của quả vải mang lại hiệu quả cho người dân.

Ông Nguyễn Vinh Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đồng quan điểm và mong muốn Đại sứ Dương Chí Dũng làm cầu nối kết nối các công nghệ hiện đại của Thụy Sĩ ứng dụng cho quả nhãn của tỉnh này.

Một số doanh nghiệp lớn ngành nông nghiệp như TH, Ba Huân, Nafoods… kiến nghị ngành nông nghiệp có chính sách bảo hộ các sản phẩm được đầu tư nghiêm túc như sữa sạch, thịt gà sạch, trứng sạch…

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng mong muốn các cơ quan có thẩm quyền cải thiện chính sách quản lý đối với các sản phẩm nông sản, tránh tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một sản phẩm gây chồng chéo, khó khăn cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng có những kiến nghị riêng với Đại sứ Dương Chí Dũng về các công nghệ hiện đại phù hợp với lĩnh vực của mình.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của các doanh nghiệp, đồng thời gợi ý tham gia nhiều lĩnh vực lớn mà đất nước còn tiềm năng như chế biến cây được liệu, thực phẩm chức năng, chế biến chè đạt hiệu quả cao, cải thiện tình hình sản xuất cà phê, hạt tiêu…

Đại sứ Dương Chí Dũng tiếp nhận tất cả các đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, đồng thời hứa sẽ đem hết sức mình để kết nối các doanh nghiệp Thụy Sĩ chuyển giao công nghệ hiện đại vào nông nghiệp Việt Nam. Ông hy vọng sớm mời được một số doanh nghiệp Thụy Sĩ sang Việt Nam trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, nếu có thể thì bắt tay hợp tác luôn với các doanh nghiệp.

Theo Zing
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.