Các đề xuất của Việt Nam được các nước APEC đồng tình, ủng hộ

(Ngày Nay) - Chiều ngày 3/3, Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC (SOM 1) và các cuộc họp liên quan, diễn ra từ ngày 18/2 - 3/3/2017, tại TP Nha Trang, Khánh Hòa đã chính thức kết thúc tốt đẹp. Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch SOM APEC 2017, đã chủ trì cuộc Họp báo để thông báo về kết quả Hội nghị SOM 1 cũng giải đáp các vấn đề liên quan.
 Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì buổi họp báo.
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì buổi họp báo.

Mở đầu buổi họp báo, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vui mừng cho biết, đến thời điểm này, hội nghị đã kết thúc và thành công tốt đẹp với nhiều kết quả tích cực, tạo nền tảng cho các hội nghị tiếp theo và cấp cao hơn từ nay đến cuối năm.

Thứ trưởng Sơn cho biết, SOM 1 và các hội nghị liên quan là hoạt động rất quan trọng, được nhiều thành viên rất quan tâm vì 3 lý do.

Một là, đây là các hoạt động hội nghị chính thức đầu tiên của APEC, đặt ra định hướng hợp tác của khu vực APEC trong cả năm 2017.

Hai là, đợt hội nghị này diễn ra trong bối cảnh kinh tế khu vực tiếp tục tăng trưởng chậm, còn nhiều bất định; tiến trình tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực đang gặp thách thức. Chỉ còn 3 năm nữa hướng tới mục tiêu Bogor, Cộng đồng doanh nghiệp và người dân ngày càng kỳ vọng vào đóng góp của diễn đàn đến trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và chất lượng cuộc sống. Hội nghị lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng để APEC thể hiện quyết tâm, tăng cường hợp tác và phối hợp để giải quyết các vấn đề và thách thức chung.

Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, với 60 cuộc họp, hội thảo, đối thoại với sự tham dự của 1.938 đại biểu đại diện 21 nền kinh tế thành viên, các tổ chức quốc tế, khu vực, cũng như nhiều học giả, doanh nghiệp và báo chí, Hội nghị đã đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thể hiện trên toàn bộ các mặt nội dung, vật chất hậu cần, an ninh y tế và các khâu tổ chức.

Về nội dung, thành quả lớn nhất là Hội nghị đã thể hiện đồng thuận về tinh thần thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, thương mại và tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo. Trong vai trò chủ nhà, Việt Nam đã đề xuất và được các nền kinh tế ủng hộ, thống nhất 4 mục tiêu lớn:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai những định hướng hợp tác lớn, dài hạn của APEC, đặc biệt là các bước cụ thể để đạt được các mục tiêu Bogor về tự do hoá thương mại và đầu tư vào năm 2020 trong khu vực.

Thứ hai, nhất trí hình thành cơ chế để tiến hành thảo luận về tầm nhìn APEC sau 2020. Chúng ta dự kiến sẽ tổ chức đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tầm nhìn sau 2020, và đạt nhất trí với các thành viên về thành phần của cơ chế không chỉ là chính phủ, mà toàn bộ các bên liên quan, như các học giả, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và xã hội.

Thứ ba, chúng ta đã cùng với các thành viên tái định hướng hợp tác của APEC không chỉ tập trung vào tự do hoá thương mại và đầu tư, mà quan trọng nữa là bảo đảm tính bao trùm của thương mại và tăng trưởng. Bao trùm là nội hàm nhiều cơ chế hợp tác APEC hiện đang thúc đẩy.

Trong năm 2017, Việt Nam sẽ xâu chuỗi, hài hoà các sáng kiến ở từng uỷ ban, nhóm công tác, đưa bao trùm thành nội dung xuyên suốt của hợp tác APEC, cả về kinh tế, xã hội và tài chính. Tính chất bao trùm trên các lĩnh vực hợp tác về kinh tế, xã hội và tài chính nhằm bảo đảm các thành quả của tăng trưởng được phân bổ đồng đều cho các thành phần trong xã hội.

Thứ tư, APEC cần tiếp tục là cơ chế đi đầu về hợp tác, giải quyết các nhu cầu thiết thực của người dân. Trong số này có thể kể đến việc phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, thương mại điện tử xuyên biên giới, công nghiệp hỗ trợ, phát triển thành thị-nông thôn để củng cố an ninh lương thực và tăng trưởng chất lượng… Đồng thời, APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt, đóng góp thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, như hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, từng bước hiện thực hoá Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), kết nối, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa …

Hội nghị SOM và các hội nghị liên quan đã thể hiện sự đồng thuận cao đối với 4 ưu tiên hợp tác của Năm APEC 2017. Đó là: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; Thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; và tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các nền kinh tế cũng đã thảo luận, cụ thể hóa nội hàm của 4 ưu tiên, với những đề xuất và sáng kiến mới và thiết thực, gắn với quan tâm của người dân và doanh nghiệp của khu vực.

Trong dịp này, cả 4 ủy ban và 34 trong tổng số 53 nhóm công tác của Diễn đàn đã nhóm họp, thảo luận và thông qua các trọng tâm hợp tác của từng ủy ban, nhóm công tác trong năm 2017. Các nhóm công tác còn lại sẽ bắt đầu nhóm họp trong các tháng tới. Nhiều dự án nâng cao năng lực cũng được đề xuất nhằm hỗ trợ các thành viên tận dụng tốt hơn các cơ hội thương mại, đầu tư, kinh doanh... mà tiến trình hợp tác APEC mang lại.

Các đại biểu đã thống nhất và thông qua chương trình hoạt động của cả năm 2017, bao gồm các Hội nghị SOM, các Hội nghị Bộ trưởng và tương đương và Tuần lễ cấp cao vào tháng 11 tại thành phố Đà Nẵng.

Thứ trường Bùi Thanh Sơn chia sẻ thêm, kết quả SOM1 cho thấy hợp tác, liên kết, tự do hoá thương mại và đầu tư, vì một khu vực phát triển và thịnh vượng, tiếp tục là dòng chảy chủ đạo tại châu Á - Thái Bình Dương. Các thành viên sẽ tiếp tục thảo luận những vấn đề lớn tại Hội nghị SOM 2 vào tháng 5 tại thành phố Hà Nội, để hợp tác APEC ngày càng thiết thực đối với người dân và doanh nghiệp.

Theo Đại đoàn kết
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .