Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc

Giá cả tăng đột biến, dân làng vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) hái cau non bán cho thương lái, các lò hấp sơ chế xuất khẩu.
Rừng cau bạt ngàn ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi). Dù mới đầu vụ thu hoạch nhưng giá cau trái nơi đây đã tăng đến 18.000 đồng mỗi ký, gấp nhiều lần so với bình thường.
Rừng cau bạt ngàn ở huyện vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi). Dù mới đầu vụ thu hoạch nhưng giá cau trái nơi đây đã tăng đến 18.000 đồng mỗi ký, gấp nhiều lần so với bình thường.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 1
Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long, cho biết sau gần 10 năm ngỡ chừng cây cau bị lãng quên, thương lái không ai mua. Đến tháng 9 năm nay, giá cau trái tăng từ 17.000 đến 18.000 đồng mỗi ký, cao nhất từ trước đến nay.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 2
Theo ông Vượt, giá tăng kỷ lục khiến nạn trộm diễn ra mọi nơi. Nửa tháng trước, một người dân địa phương hái trộm cau đã bị ngã từ trên cao xuống đất tử vong tại chỗ.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 3
Một cơ sở thu mua cau 18.000 đồng/kg ở xã Sơn Dung, huyện vùng cao Sơn Tây. Bà Nguyễn Thị Kim Yến, chủ cơ sở, cho hay mỗi ngày thu mua khoảng 10 tấn cau trái. Lo sợ bị trộm, người dân đã hái cả trái già, trái non gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cau sơ chế xuất khẩu. Một số loại cau non do trái quá nhỏ, người lao động phải tốn công sức loại bỏ bớt.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 4
Người lớn, trẻ em hái cau bán cho thương lái tại lò hấp sơ chế. "Sau khi thu mua trái cau tươi về, chúng tôi luộc, hấp sơ chế thành cau khô rồi xuất khẩu sang Trung Quốc", bà Yến nói. Theo tìm hiểu, thương láinhập cau để sản xuất kẹo bán đi các nước có khí hậu lạnh.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 5
Trẻ em hái cau bán lẻ bên vệ đường Tỉnh lộ 623.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 6
Theo nhiều người dân địa phương, họ hái cau non trước tuổi là do gia đình túng tiền bán được giá cao; đồng thời thu hoạch trước do sợ nạn hái trộm.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 7
Cau non được người dân huyện Sơn Tây hái quả cho vào bao bán cho thương lái.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 8
Thương lái cân từng bao cau chuẩn bị đưa lên xe tải chở đi tiêu thụ. Ông Đinh Văn Công (ngụ xã Sơn Long), cho hay gia đình trồng 300 cây cau tròn 7 năm tuổi. "Vụ mùa năm nay chúng tôi thu hoạch bán được hai đợt thu về 15 triệu đồng. Nếu giá cau duy trì ở mức cao thế này thì từ nay đến hết tháng 10, gia đình tiếp tục bán cho thương lái thu thêm khoảng 12 triệu đồng", ông Công thổ lộ.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 9
Xe tải thu gom cau buồng từ các bản làng huyện vùng cao Sơn Tây đưa về lò hấp sơ chế để đưa đi xuất khẩu.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 10
Cau non đang được phân loại để đưa vào nồi luộc sơ chế.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 11
Ông Phạm Hồng Đạo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tây, cho biết thêm nếu như năm 2010 toàn huyện có 1.400 ha cau thì đến năm nay ở địa phương loại cây trồng này chỉ còn 1.100 ha. Do giá cả bấp bênh, suốt nhiều năm dài, thương lái không thu mua nên người dân nơi đây phá bỏ loại cây này để trồng cây keo.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 12
Sau khi cau được luộc chín, các chủ lò tiếp tục sấy. Nhiều hộ dân trót chặt phá bỏ, giờ đây họ luyến tiếc vì giá cau trái đang tăng đột biến.
Dân làng ồ ạt hái cau non bán sang Trung Quốc ảnh 13
Người lao động phân loại cau sau khi được sấy khô, đóng gói để đưa đi xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo ông Đạo, 1.100 ha có thể đạt sản lượng 20.000 tấn cau trái. Nếu thu hoạch hợp lý, đúng độ tuổi, với giá 18.000 đồng mỗi ký cau trái như hiện nay thì người dân địa phương có thể thu về hàng chục tỷ đồng từ loại cây này
Theo Zing
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.