Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm"

Gia đình Patricia Kluge, Vanderbilt, Stroh,.. từng sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cuối cùng họ lâm vào cảnh nợ nần, phá sản.
Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm"

1. Patricia Kluge

Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm" - anh 1

Patricia Kluge ly dị chồng mình là John Kluge, người sáng lập ra Metromedia sau 9 năm chung sống. Bà được nhận một khu bất động sản rộng tới 200 mẫu và 1 triệu USD mỗi năm từ chồng mình. 20 năm sau, do thất bại trong công việc đầu tư bà đã tuyên bố phá sản.

2. Nhà Vanderbilt

Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm" - anh 2

Năm 1877 Cornelius “Commodore” Vanderbilt qua đời, số tài sản của ông được Forbes định giá lên tới 100 triệu USD. Số tiền này là kết quả của đế chế tàu chạy hơi nước và đường sắt mà Vanderbilt dày công xây dựng từ năm 1810, với số vốn ban đầu vẻn vẹn 100 USD ông vay của mẹ mình. Tuy nhiên, trải qua 6 thế hệ, công ty của ông đã không còn nằm trong tầm kiểm soát của gia tộc nữa. Tất cả những gì còn lại chính là danh tiếng của gia tộc, mà trong đó phải kể tới trường đại học Vanderbilt.

3. Nhà Stroh

Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm" - anh 3

Bernhard Stroh di cư từ Đức sang Mỹ vào năm 1850 với vỏn vẹn 150 USD cùng công thức làm bia gia truyền. Các con trai của ông sau này đã phát triển công ty của cha và biến nó thành một đế chế hùng mạnh.

Tới những năm 1980, gia đình Stroh quản lý công ty bia lớn thứ 3 tại Mỹ và được Forbes định giá rơi vào khoảng 700 triệu USD. Cho tới ngày nay, trải qua 5 thế hệ, công việc làm ăn của gia tộc này đã hoàn toàn bị xóa sổ bởi những khoản nợ không thể trả, sự cạnh tranh ngày một lớn cũng như việc không biết nắm bắt cơ hội kinh doanh.

4. Nhà Hartford

Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm" - anh 4
Người thừa kế của chuỗi cửa hàng thực phẩm nổi tiếng A&P Huntington Hartford, đã mất hàng triệu USD bởi những quyết định kinh doanh sai lầm cũng như lối sống xa hoa của mình. Ông của Hartford chính là người thành lập ra công ty Great Atlantic & Pacific Tea và mỗi năm Hartford được thừa hưởng 1,5 triệu USD.
Năm 1940, gia tộc Hartfords được đánh giá là một trong những gia tộc giàu nhất nước Mỹ. Nhiều năm sau, nhà Hartfords tuyên bố phá sản, Huntington chuyển về sống tại Bahamas vào 2004 và mất tại đây năm 2008.

5. Nhà Pulitzer

Điểm danh những gia tộc giàu có nhưng có kết cục "bi thảm" - anh 5

Peter Pulitzer, cháu trai nhà xuất bản báo chí huyền thoại Josephn Pulitzer, đã phải đồng ý nhận hỗ trợ tài chính từ chồng của người vợ cũ của mình, Tim Boberg. Năm 1982 khi xảy ra vụ ly dị, Peter sở hữu khối tài sản khoảng 25 triệu USD. Theo Forbes, vườn cây quả rộng tới 800 mẫu thuộc sở hữu của Peter cùng 2 người con trai của mình đã suýt bị tịch biên khi chất lượng của các loại trái cây có vấn đề, dẫn tới việc ông phải bán lại phần lớn quyền sở hữu cho Tim Boberg.

Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.