Dùng thuế bảo vệ môi trường để điều tiết giá xăng là không phù hợp

(Ngày Nay) - Trước đề xuất của Bộ Tài chính về việc nâng khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu từ 1.000-4.000 đồng/lít lên mức 3.000-8.000 đồng/lít, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại sẽ gây tác động lớn tới sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân.
Nhân viên Petrolimex đang bán xăng cho khách hàng.
Nhân viên Petrolimex đang bán xăng cho khách hàng.

Theo đại diện Bộ Tài chính, một trong những lý do cơ quan chức năng đề xuất tăng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu nhằm tránh chênh lệch nhiều về giá bán xăng dầu của Việt Nam và các nước có chung đường biên giới. Ngoài ra, việc này cũng nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế.

Bên hành lang Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14, phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại biểu Quốc hội đoàn thành phố Hà Nội cho rằng, việc sử dụng các chính sách thuế với mặt hàng xăng dầu là buộc phải có.

Tuy nhiên, ông Cường cho rằng việc dùng thuế bảo vệ môi trường để điều tiết giá xăng dầu có lẽ không phù hợp với mục tiêu thuế về môi trường.

“Thuế bảo vệ môi trường là nhằm để bảo vệ môi trường, tái tạo môi trường chứ không phải để điều tiết giá cao hay thấp. Chính vì vậy nên việc sử dụng thuế bảo vệ môi trường là cần thiết nhưng chỉ nên ở mức độ vừa phải để đảm bảo mục tiêu tái tạo được môi trường," ông Cường nói.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, nếu như thu thuế quá cao và không phải thu để tái tạo môi trường do những tác hại của việc sử dụng xăng dầu gây ra mà lại được sử dụng để làm việc khác thì chưa chắc việc này đã mang lại tác dụng tốt. Thậm chí, đôi khi còn tạo nên tác dụng ngược.

Lý giải, ông Cường cho hay xăng dầu là một mặt hàng có tác động rất mạnh đến các lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh đến đời sống. Nếu như chúng ta đưa ra các sắc thuế với xăng dầu cao thì sẽ gây ra chi phí đẩy, khiến giá thành, giá cả các mặt hàng khác tăng cao. Đặc biệt, xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất. Nếu giá xăng dầu bị đẩy lên quá cao so với mặt bằng chung thì sẽ dẫn đến tình trạng làm mất khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mất năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước.

Trước câu hỏi người dân muốn sự minh bạch trong thu-chi thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng này, ông Cường bày tỏ quan điểm rằng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu cần để tái tạo lại môi trường do những thiệt hại về môi trường mà việc sử dụng xăng dầu gây ra. Và, mức thu cũng phải đảm bảo ở mức hợp lý, đúng với thực trạng mà mặt hàng này đang gây ra cho môi trường. Còn trong trường hợp không minh bạch, thu cao mà sau đó không sử dụng cho mục đích bảo vệ môi trường thì sẽ làm sai ý nghĩa của thuế.

Theo Vietnamplus
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.