Kiên quyết xử lý các dự án nhiệt điện ảnh hưởng xấu đến môi trường

(Ngày Nay) - Theo kết quả kiểm tra mới đây của Bộ Công thương, chất thải nguy hại ở các nhà máy nhiệt điện như Vũng Áng, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Formosa Hà Tĩnh đã được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. Một số nhà máy mắc lỗi như: thu gom và phân loại chất thải nguy hại chưa triệt để, xây kho lưu giữ chất thải nguy hại không đúng quy định… đã được Bộ Công Thương chỉ đạo xử lý, khắc phục.
Kiên quyết xử lý các dự án nhiệt điện ảnh hưởng xấu đến môi trường

Tính đến tháng 11/2016, các nhà máy nhiệt điện đã thực hiện đầy đủ việc lập và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Một số nhà máy đã đi vào vận hành nhưng chưa có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường mà báo chí phản ánh như: Vũng Áng, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1, Formosa Hà Tĩnh... cũng đã gấp rút hoàn thành và đã đáp ứng các quy định. Hiện tại, nước thải công nghiệp, sinh hoạt của các nhà máy được xử lý đạt Quy chuẩn về môi trường và hầu hết được tuần hoàn tái sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhà máy. Nước làm mát sau quá trình trao đổi nhiệt để làm mát bình ngưng, được giải nhiệt và xả ra nguồn tiếp nhận như sông hoặc biển và đảm bảo nhiệt độ thấp hơn 40 độ C để không ảnh hưởng tới môi sinh.

Kiên quyết xử lý các dự án nhiệt điện ảnh hưởng xấu đến môi trường ảnh 1Formosa Hà Tĩnh hiện đã đáp ứng quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường

Các nhà máy đều lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP), hệ thống xử lý khí NOx và xử lý khí SO2 (có 02 nhà máy với công nghệ cũ nên không lắp hệ thống xử lý SO2 là Nhiệt điện Phả Lại I và Ninh Bình). Do vậy, khí thải của các nhà máy được xử lý đáp ứng QCVN 22:2009/BTNMT - về khí thải công nghiệp nhiệt điện.

Riêng khói bụi, với công nghệ hiện nay, khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất lò thấp phải đốt kèm dầu FO, HFO và lúc này hệ thống lọc bụi tĩnh điện chưa đưa vào hoạt động do nguy cơ cháy nổ nên có hiện tượng khói đen tại miệng ống khói. Bộ Công Thương đang chỉ đạo các nhà máy nhanh chóng có giải pháp khắc phục hiện tượng này.

Cũng qua rà soát đánh giá, Bộ Công thương thừa nhận, mặc dù chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc như nhiều thủ tục hành chính có nội dung, đối tượng, bản chất trùng lắp; thiếu quy định cụ thể về trách nhiệm của các Bộ, ngành trong tổ chức thực hiện pháp luật về môi trường; thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành.

Riêng đối với lĩnh vực nhiệt điện, để đảm bảo việc phát triển nhiệt điện một cách bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, Bộ sẽ đẩy mạnh  phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM, thiết kế cơ sở của các dự án; sự phối hợp, phân cấp giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án; hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó tập trung ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật về tro, xỉ sử dụng làm các loại vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng và ban hành quy định về điều kiện của doanh nghiệp tiếp nhận xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ nhằm giải quyết một cách triệt để vấn đề tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2014 về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo đại diện Bộ Công thương, thời gian tới, Bộ sẽ tập trung vào các giải pháp: Làm rõ trách nhiệm, việc phân công, phân cấp và công tác phối hợp giữa các Bộ/ngành, giữa trung ương và địa phương trong công tác quản lý môi trường của ngành, lĩnh vực.

Bộ Công Thương sẽ tích cực rà soát các dự án có nguy cơ ô nhiễm để kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Các dự án đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường sẽ được thẩm định chặt chẽ các hạng mục bảo vệ môi trường ngay từ giai đoạn thiết kế cơ sở, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về môi trường đối với các dự án đầu tư, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các dự án đầu tư trong giai đoạn xây dựng. Bộ Công thương kiên quyết từ chối đầu tư các dự án có công nghệ tiềm ẩn các nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, từng bước đổi mới, cải tiến công nghệ đối với các nhà máy hiện có để giảm phát thải, cải thiện môi trường. Lắp đặt hệ thống giám sát, quan trắc môi trường tự động, kết nối với đơn vị chức năng tại địa phương theo quy định.

Cả nước hiện có 20 nhà máy nhiệt điện than (NĐT) đang vận hành với tổng công suất đặt máy 13.110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm, với lượng tro xỉ, thạch cao thải ra hơn 15.700 triệu tấn/năm. Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án NĐT được đưa vào hoạt động và tổng công suất lắp đặt NĐT là 24.370 MW.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.