Mưa liên tục, rau củ tăng giá gấp 2-3 lần ngày thường

(Ngày Nay) - Mưa lớn kéo dài thời gian gần đây đã khiến cho rau củ trở nên khan hiếm. Câu chuyện rau đắt hơn thịt đã không còn là điều lạ lẫm ở nhiều nơi.
Rau mồng tơi tăng gần gấp 3 lần
Rau mồng tơi tăng gần gấp 3 lần

Không chỉ riêng Hà Nội, các quận ngoại thành như Gia Lâm, Đông Anh,... hay các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên,... giá rau củ cũng đã đều tăng gấp đôi so với trước.

Nguyên nhân là bởi mưa lớn kéo dài, khiến cho nhiều diện tích rau bị úng ngập, chết, khiến cho sản lượng rau cung ứng ra thị trường ngày càng ít.

Không những vậy, dự kiến thời tiết sẽ còn mưa lớn kéo dài khi cơn bão số 4 sắp sửa tiến vào khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, nhiều tiểu thương dự đoán, giá rau thậm chí còn tăng mạnh và nhanh hơn trước.

Kinh doanh rau củ quả khu vực Đông Anh, Gia Lâm đã nhiều năm nay, anh Nguyễn Văn Trị cho biết: “Giá rau củ đợt này tăng khá mạnh, thậm chí gấp đôi so với trước đợt mưa lớn kéo dài. Giá tăng mạnh nhất là các loại rau cải và rau mồng tơi.”

“Trước đợt mưa, rau cải chỉ 3.000 đồng/mớ, mà giờ lên gấp đôi, 6.000 đồng/mớ. Khủng nhất vẫn là rau mùng tơi, tăng gần gấp 3 lần lên 8.000 đồng/mớ. Mà mớ rau còn mỏng lèo tèo không được nhiều. Ngoại thành Hà Nội giá đã thế, trong nội thành còn phải thêm 1.000 - 2.000 đồng/mớ là chuyện bình thường”, anh Trị cho biết.

Không những vậy, anh Trị còn cho biết: “Nhưng đấy là còn có rau mà ăn, rau cải với mồng tơi dễ ăn, nhà hàng cũng nhập nhiều, nên toàn lấy 70 – 80 mớ/ngày, có ngày lấy cả trăm mớ. Nhưng giờ đang vào đợt khan hàng, chợ đầu mối còn bao nhiêu thì mình gom bấy nhiêu thôi.”

Mưa liên tục, rau củ tăng giá gấp 2-3 lần ngày thường ảnh 1 Các loại củ quả cũng tăng giá

“Ngoài rau cải, mồng tơi ra, các loại rau khác cũng đua nhau tăng giá theo. Rau muống 10.000 đồng/mớ; bầu, bí, mướp tăng thêm 4.000 đồng/kg. Không ít thì nhiều, tất cả các rau khác cũng tăng chung 2.000 đồng/mớ”, anh Trị nói.

Cứ tình hình này, anh Trị dự đoán: “Trời càng mưa lâu, rau càng đắt và sẽ còn tăng nữa. Hiện giờ rau đã đắt ngang thịt rồi, chỉ cần mưa 1 đợt dài như gần đây nữa thôi thì rau chẳng còn mà ăn. Tình trạng 20.000 đồng/mớ rau muống như năm 2008 rất dễ xảy ra.”

Dạo qua chợ Sủi và chợ đầu mối Đông Anh, đây là những đầu mối cung cấp rau củ quả đi khắp Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các tiểu thương cho biết: “Hàng bây giờ đã khan rồi, nếu hàng trong dân hết thì rau củ sẽ cực đắt.”

“Nên bây giờ, nhiều loại rau củ phải nhập hàng Trung Quốc về bán, nhất là bắp cải, cải thảo, cà chua,... Nói là hàng Trung Quốc nhưng giá cũng không hề rẻ, cải thảo và bắp cải giá cũng 10.000 – 15.000 đồng/kg. Cà chua cũng 25.000 đồng/kg đắt hơn cà chua Đà Lạt 2.000 – 3.000 đồng/kg.”

Dạo quanh chợ Mơ (Minh Khai, Hà Nội), chị Trần Thùy Linh cho biết: “Những ngày gần đây, rau củ quá đắt, có nhiều loại rau củ đắt ngang với thịt lợn. Tôi đi chợ rất đau đầu khi không biết mua những gì hợp lý về giá cả, chất lượng cho bữa ăn của gia đình”.

Một tiểu thương ở chợ Định Công cho biết: "Giờ rau củ quả Trung Quốc đang chiếm đến quá nửa trên sạp của chúng tôi từ bắp cải xanh, cà rốt, khoai tây, hành tây, súp lơ, cà chua, cải thảo,... Hàng Đà Lạt, Mộc Châu cũng có nhiều nhưng mẫu mã không được đẹp bằng mà giá cũng gần như ngang ngửa, chủng loại lại không đa dạng bằng hàng Trung Quốc nên khách ít chọn.”

Thời điểm mưa bão liên tục đang đến gần, giá lương thực đang tăng nhanh chóng mặt. Sau đợt giải cứu thịt lợn, người nông dân đã không nuôi gối đàn khiến cho nguồn cung thịt lợn đang có dấu hiệu giảm mạnh. Thịt lợn bán lẻ tại nhiều chợ đã tăng giá trở lại.

Vì thế, việc tích trữ lương thực trước mùa mưa bão này cũng nên được lưu tâm hơn.

Theo Dân Trí

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.