Ngân hàng VCB cần phải trả lại tiền cho khách hàng

(Ngày Nay) - Luật sư Trương Anh Tú (Trưởng VPLS Trương Anh Tú - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) xoay quanh vụ việc Vietcombank (VCB) “quên” tính và hoạch toán Các khoản lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ
Ngân hàng VCB cần phải trả lại tiền cho khách hàng

Xoay quanh vụ việc Vietcombank (VCB) “quên” tính và hoạch toán Các khoản lãi phát sinh hàng tháng của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 đồng hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ đối với các ngoại tệ khác, gây ra sự hoài nghi của dư luận về sự tin cậy của một Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Phóng viên Ngày Nay đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Anh Tú (Trưởng VPLS Trương Anh Tú - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội) để có góc nhìn đa chiều về vụ việc.

Ngân hàng VCB cần phải trả lại tiền cho khách hàng ảnh 1Luật sư Trương Anh Tú

Phóng viên: Thưa Luật sư, ông đánh giá thế nào về câu trả lời của VCB khi cho rằng “đa phần các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn có mức lãi hàng tháng cộng dồn chỉ khoảng vài chục đồng/tháng” để lý giải cho vụ việc?

Luật sư Trương Anh Tú: Trước tiên, cần hiểu rằng mức lãi suất hàng tháng cộng dồn của một tài khoản tiền gửi là tài sản của chủ sở hữu tài khoản trên cơ sở lợi tức phát sinh từ khoản tiền đã gửi. Do đó, Điều 6 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy định phương pháp tính và hoạch toán thu, trả lãi của NHNN và Tổ chức tín dụng quy định: “Tổ chức tín dụng quy định định kỳ tính và hạch toán thu, trả lãi phù hợp với đặc thù hoạt động và yêu cầu quản lý của tổ chức mình nhưng phải đảm bảo toàn bộ các khoản lãi dự thu, dự chi, thực thu - thực chi và phân bổ được tính, hạch toán đầy đủ, chính xác vào tài khoản thu nhập hoặc chi phí trong tháng cuối quý, cuối năm tài chính.”

Theo đó, quy định này là để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản và việc minh bạch trong quản lý tài sản của Tổ chức tính dụng. Trên cơ sở đó, mức lãi suất hàng tháng cộng dồn ở mức rất thấp thì VCB cũng phải tính và hoạch toán đầy đủ cho các chủ tài khoản, nhằm đảm bảo quyền sở hữu của chủ tài khoản được Hiến pháp ghi nhận, Pháp luật bảo vệ.

Phóng viên: Ông có đồng quan điểm với VCB về việc VCB khẳng định không có động cơ vụ lợi trong vụ việc trên?

Luật sư Trương Anh Tú: Dưới góc độ pháp lý động cơ vụ lợi là được hiểu trong trường hợp cố tình thực hiện một việc nhằm thu được lợi ích về vật chất, tinh thần thông qua việc làm đó. Trong vụ việc trên, VCB khẳng định không có động cơ vụ lợi thì cần phải chứng minh được hai việc: thứ nhất, việc không tính và hoạch toán đầy đủ, chính xác lãi suất phát sinh cho các chủ tài khoản vì hệ thống công nghệ thông tin hoạch toán thu chi của VCB là yếu kém, không thể triển khai trên toàn bộ hệ thống kể cả với các mức lãi suất cộng dồn hàng tháng rất nhỏ; thứ hai, số tiền lãi phát sinh của hàng triệu tài khoản cộng dồn trong 16 năm là không nhỏ, VCB cần chứng minh rằng VCB không đưa số tiền này vào tài sản của mình.

Tuy nhiên, với phát ngôn mới đây của đại diện Ngân hàng này thì hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng này bảo đảm thực hiện giao dịch, việc không tính và hoạch toán đầy đủ lãi suất đối với những tài khoản có số dư thấp nhằm bù đắp những chi phí quản lý, thì thật chưa hợp lý. Vì, thông thường các tài khoản có số dư thấp thường là tài khoản thẻ, khi thực hiện giao dịch gửi, chuyển, rút tiền từ tài khoản khách hàng đều bị tính phí vậy tại sao VCB còn tự ý “cấn trừ” các khoản lãi suất nhỏ để duy trì hệ thống, đồng thời các khách hàng của VCB có được thông báo và đồng ý với việc làm này của VCB? VCB “cấn” lãi của các tài khoản có số dư nhỏ để làm chi phí duy trì hoạt động hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của mình? Tất cả những câu hỏi đó tôi tin rằng VCB khó có thể giải thích thỏa đáng và câu trả lời không vì động cơ vụ lợi cần một lời giải thích hợp lý hơn.

Ngân hàng VCB cần phải trả lại tiền cho khách hàng ảnh 2Giao dịch tại Ngân hàng Vietcombank

Phóng viên: Thưa Luật sư, theo ông số tiền lãi không được tính và hoạch toán cho các chủ tài khoản cộng dồn từ sau ngày 01/7/2001 đến nay cần được xử lý thế nào?

Luật sư Trương Anh Tú: Với nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu, thì tài sản thuộc sở hữu chủ thể nào cần trả về cho chủ thể đó. Tuy nhiên, trong 16 năm sự biến động các tài khoản tiền gửi chỉ riêng tại VCB là rất lớn, dẫn đến việc rà soát biến động số dư từng thời điểm, biến động tài khoản mở mới và tất toán… là gần như không thể. Do đó, VCB cần phối hợp với NHNN thống kê và xử lý số tiền này. Nếu như tôi được tư vấn, thì VCB cần xin lỗi các khách hàng của mình.

Phóng viên: Nếu như vậy thì VCB cần làm gì trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Điều 6 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN?

Luật sư Trương Anh Tú: Nếu chưa xây dựng hệ thống công nghệ thông tin để tính và hoạch toán lãi suất cho các tài khoản tiền gửi có số dư nhỏ, thì VCB cần triển khai xây dựng ngay và thực hiện đúng theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN. VCB là một Ngân hàng thương mại lớn, xây dựng được một thương hiệu tin cậy trong nhiều năm qua, do đó cần xử lý khủng hoảng hình ảnh tốt trong cuộc chơi giành thị phần. Bởi lẻ, các chủ tài khoản tiền gửi dù có số dư nhỏ nhưng tổng lại là nguồn tiền quý cho sự phát triển lớn mạnh của bất kỳ Ngân hàng thương mại nào.

Về phía Ngân hàng Nhà nước cần kiểm tra việc các Tổ chức tín dụng hiện quy định tại Điều 6 Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng như xảy ra tại VCB sau 16 năm mới được dư luận phanh phui và Ngân hàng Nhà nước mới bắt đầu yêu cầu báo cáo. Từ một việc tưởng là nhỏ, cho thấy sự tồn tại yếu kém trong cơ chế hoạt động quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong Hệ thống Ngân hàng. Việc này cần nghiên cứu điều chỉnh để nền kinh tế có Hệ thống “mạch máu” khỏe mạnh.

Trân trọng cảm ơn Luật sư đã trao đổi với Ngày Nay!

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.