Nghề “sống ảo” kiếm bộn tiền của giới trẻ Trung Quốc

(Ngày Nay) - Nghề trình diễn trực tuyến tại Trung Quốc đã nổi lên như một cơ hội đổi đời cho một số người trẻ có kỹ năng diễn xuất, mang lại thu nhập có thể lên tới 100.000 USD mỗi tháng.
Yu Li từ thợ sửa xe trở thành người nổi tiếng, ông chủ công ty quản lý, với thu nhập 100.000 USD/tháng. (Ảnh: Washington Post)
Yu Li từ thợ sửa xe trở thành người nổi tiếng, ông chủ công ty quản lý, với thu nhập 100.000 USD/tháng. (Ảnh: Washington Post)

Cơ hội kiếm hàng trăm nghìn USD mỗi tháng

Yu Li, với nghệ danh là Anh Li, là một thanh niên Trung Quốc làm nghề trình diễn trực tuyến. Mỗi ngày Anh Li sẽ dành hàng giờ đồng hồ để lên mạng, thực hiện những màn phát sóng trực tiếp (live stream) trên mạng xã hội YY, trực thuộc "ông lớn" về công nghệ Trung Quốc, tập đoàn Tencent. Trên nền tảng này, người trình diễn sẽ tâm sự, nói đùa, hát hò… làm vừa lòng và thỏa mãn những người hâm mộ khắp nơi. Để trả công những người hâm mộ sẽ gửi lại “quà ảo”, nhưng có thể quy đổi ra tiền thật.

Ngoài công việc trình diễn, Yu Li còn có một công ty riêng, Wudi Media, chuyên đào tạo và lăng xê những người có ước mơ trở thành ngôi sao trình diễn trực tuyến. Yu sẽ giúp những người bình thường tìm cách nổi tiếng đến nhanh hơn và sẽ thu một phần tiền kiếm được của họ. Thành công của Yu, với 10.000 người theo dõi mỗi buổi phát sóng, đã biến anh trở thành một trong những người thành có tiếng nhất trong ngành này.

Ít ai biết, Yu Li xuất thân từ một gia đình ở khu vực Mãn Châu, phía Bắc Trung Quốc và làm nghề sửa xe khi 16 tuổi. Rất tình cờ, khi tham gia chơi trò chơi trực tuyến, Yu đã phát hiện ra một niềm đam mê khác, anh sử dụng micro bắt đầu thực hiện các chương trình nói chuyện của riêng mình. Đó là nền tảng khi Yu thành lập Wudi và hiện tại anh kiếm được 100.000 USD mỗi tháng.

Rất dễ để có thể tạo tài khoản phát sóng trực tiếp, nhưng rất khó để trở nên nổi tiếng. Đó chính là lý do mà Yu Li và công ty của anh ta vẫn có thể tồn tại và thậm chí sống tốt trong ngành này. Với số tiền kiếm được từ quà ảo mỗi tháng, người trình diễn sẽ trả cho nền tảng phát sóng YY 50%, 20-30% cho công ty quản lý và họ được giữ phần còn lại.

Sự phát triển và hệ lụy của ngành trình diễn trực tuyến

Nền công nghiệp trình diễn trực tuyến thực sự phát triển nở rộ ở Trung Quốc. Trong 700 triệu người dùng Internet tại đây, có một nửa là khách hàng của dịch vụ phát sóng trực tuyến. Con số này thậm chí còn lớn hơn cả dân số Mỹ.

Theo nghiên cứu của iResearch, thị trường phát sóng trực tuyến ở Trung Quốc trị giá khoảng 3 tỷ USD vào năm 2016, tăng trưởng 180% so với năm trước đó và được dự đoán sẽ sớm có doanh thu vượt mặt thị trường phát sóng phim ảnh tại quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Tốc độ phát triển nhanh chóng và bùng nổ của dịch vụ phát sóng trực tuyến một phần là do chủ trương của chính phủ Trung Quốc nhằm định hướng dịch vụ trực tuyến trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế. Trong khi các ông lớn Mỹ như Facebook, Google bị cấm tại Trung Quốc, các ông lớn của lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đã phát triển các nền tảng công nghệ, như hãng Tencent phát triển YY - mạng xã hội hàng đầu tại Trung Quốc về phát sóng trực tuyến.

Tuy nhiên, sự phát triển và thành công nhanh chóng của nghề phát sóng trực tuyến cũng kéo theo nhiều hệ lụy như học sinh bỏ học, người lớn bỏ công việc để thử vận may nổi tiếng và đổi đời. Để thu hút người xem, đôi khi những người trình diễn phải sử dụng những chiêu thức giật gân và phản cảm như ăn cá vàng, ăn thủy tinh, phẫu thuật thẩm mỹ để ăn mặc hở hang với hi vọng nhanh chóng nổi tiếng. Những việc này hiển nhiên gây ra hệ lụy xấu tới lối sống và xã hội và có thể bị chính quyền loại bỏ và xử lý

Với Yu, lời khuyên của anh dành cho lời khuyên cho những người muốn nổi tiếng hãy đi lên bằng thực tài và đừng cố gắng nổi tiếng bằng cách dàn dựng.

Theo Dân Trí

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.