Nhiều dự án Keangnam tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ đổ vỡ

Hàng loạt dự án xây dựng Keangnam Enterprises đang thực hiện tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ bể sau khi hãng này phải rút niêm yết hôm qua.
Nhiều dự án Keangnam tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ đổ vỡ

Hãng xây dựng Hàn Quốc đang vướng vào một scandal hối lộ liên quan đến Thủ tướng Lee Wan-koo và các nguồn tài trợ cho Tổng thống Park Geun-hye. Hồi đầu tháng, cựu Chủ tịch hãng này - ông Sung Woan-jong đã tự tử khi đang bị điều tra nghi án lập quỹ đen dưới thời Tổng thống Lee Myung Bak.

Theo tài liệu của công ty, những năm gần đây, Keangnam đã khởi động rất nhiều dự án tại 4 quốc gia này. Trong đó có một dự án xử lý nước thải trị giá 29,1 tỷ won tại Việt Trì (Việt Nam) và "Keells City" trị giá 134,8 tỷ won tại Colombo (Sri Lanka).
Nhiều dự án Keangnam tại Việt Nam đối mặt với nguy cơ đổ vỡ - anh 1

Keangnam Enterprises đang gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Business Korea

Trên Korea Times, người phát ngôn của Keangnam - Kim Jin-baek cho biết rất nhiều dự án khác cũng đang được triển khai tại 4 nước này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Lãnh đạo các chủ nợ chính của công ty - Korea Eximbank, Korea Trade Insurance và Shinhan Bank cho biết họ vẫn chưa chắc chắn về cách giải quyết các dự án của Keangnam tại nước ngoài.
Keangnam vẫn đang nỗ lực quyết định về quyền thụ lý tài sản từ tòa án. "Nếu đề nghị của họ được chấp thuận, tòa án sẽ có hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. Còn nếu bị bác bỏ, tài sản của Keangnam sẽ bị thanh lý", lãnh đạo một trong các tổ chức tài chính trên cho biết.
Hôm qua (15/4), Keangnam đã phải rút niêm yết bắt buộc khỏi sàn chứng khoán nước này, do kinh doanh thua lỗ, mất vốn. Điều này cũng có nghĩa công ty cần các chủ nợ hoặc nhà đầu tư mới bơm tiền để hỗ trợ các dự án nước ngoài đang thực hiện.
Keangnam hiện còn hàng chục dự án xây dựng tại Hàn Quốc. "Chẳng có gì chắc chắn bây giờ cả. Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu sự việc", đại diện Shinhan cho biết.
Hiện tại, keangnam cũng vướng vào một vụ kiện tại Madagascar. Theo Cơ quan Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS), hãng có nguy cơ phải trả 110 tỷ won đền bù cho hãng xây dựng châu Phi - Dynatec Madagascar.
Theo FSS, Keangnam bị kiện vì trì hoãn xây dựng một nhà máy điện tại đây. Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) sẽ là cơ quan xét xử vụ án này.

Thành lập năm 1951, Keangnam Enterprises là công ty xây dựng đầu tiên tại Hàn Quốc tấn công ra nước ngoài, với một dự án tại Thái Lan năm 1965. Từ đó, hãng nhanh chóng thâm nhập nhiều thị trường như Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia. Keangnam niêm yết từ tháng 2/1973 và là công ty xây dựng đầu tiên trong nước có mặt trên sàn chứng khoán.

>>> Xem thêm:

CEO HP trở thành nữ tướng giàu nhất làng công nghệ

Giá vàng hôm nay 16/4: Vàng trong nước tăng nhẹ, vàng thế giới giảm xuống dưới ngưỡng 1.200 USD

Khám phá cuộc sống giàu sang của Quốc vương giàu nhất thế giới

Theo VNE

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.