Những nông dân triệu phú vùng biên Sốp Cộp

(Ngày Nay) - Nhờ năng động, sáng tạo, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mà nhiều hộ nông dân đã vươn lên từ hộ khó khăn thành hộ khá, giàu.
Mô hình trồng rừng thông cho hiệu quả kinh tế cao tại vùng cao Tây Bắc. (Ảnh minh họa: KT)
Mô hình trồng rừng thông cho hiệu quả kinh tế cao tại vùng cao Tây Bắc. (Ảnh minh họa: KT)

Với địa hình đặc thù là đồi núi, đất dốc, nhiều hộ nông dân của huyện biên giới Sốp Cộp, Sơn La đã vận dụng sáng tạo nhiều cách để trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình kinh tế tổng hợp. Hiện nhiều hộ trong số đó đã vươn lên khá giàu, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. 

Gia đình ông Quàng Văn Chăn ở bản Mường Lạn, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La phát triển kinh tế tổng hợp theo hướng sản xuất nông lâm kết hợp. Vốn là một cán bộ xã, năm 2010 sau khi nghỉ hưu, ông mạnh dạn nhận trồng 30ha rừng sản xuất và chăm sóc, bảo vệ 200 ha rừng tái sinh.

 Sau 5 năm trồng và chăm sóc, khu rừng đã phát triển tốt, với đường kính thân cây từ 20 – 30cm. Đến năm 2016, gia đình ông thu được hơn 400 triệu từ kinh tế rừng. Bên cạnh đó, với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông đã kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá… Hàng năm, gia đình ông duy trì đàn bò từ 20 – 25 con, mỗi năm bán ra từ 5 – 7 con bò và khoảng 1 tấn cá với thu nhập hàng trăm triệu.

“Từ trồng rừng và chăn nuôi, gia đình đã nuôi được 8 đứa con ăn học, trong đó có 5 đứa học xong đại học, 3 đứa học xong trung cấp. Khi trồng rừng thông gia đình mong muốn vừa để giữ lại môi trường sinh thái cho đất nước mình và cho riêng bản Mường Lạn cũng đồng thời để tăng thu nhập cho gia đình”, ông Chăn cho biết.

Gia đình ông Vì Văn Lánh, bản Púng Tòng, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp cũng đã thành công với việc tìm tòi, học hỏi cách trồng, chăm sóc cây ăn quả. Với diện tích đất đồi của gia đình 1,5 ha, từ năm 2013 ông đã trồng gần 1.000 cây cam, quýt, năm nay cho thu hoạch gần 3 tấn, giá bán tại vườn theo loại từ 15.000 – 35.000 đồng/kg.

Từ tiền bán cam, quýt, ông Lánh thu trên 70 triệu đồng một năm. Bên cạnh đó, gia đình ông cũng nuôi 9 con trâu, bò và 2.000 m2 ao thả cá, mỗi năm bán ra thị trường gần tấn cá thịt... tổng thu nhập của gia đình ông trong 1 năm  khoảng 200 triệu đồng.

“Xem ti vi thấy ở dưới xuôi mọi người làm ăn kinh tế phát triển, trong khi gia đình sẵn có vườn, có đất nên đã cố gắng đưa giống cây trồng vào canh tác. Từ những cây trồng do nhà nước cấp và hỗ trợ, gia đình cũng tìm tòi trồng những giống quýt địa phương ngon, quả to, rễ bán và bán được giá”, ông Lánh tâm sự.

Hiện nay trên địa bàn huyện Sốp Cộp có gần 7.700 hội viên Hội Nông dân, trong đó có 1.183 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Những năm gần đây, đa phần các hội viên Hội nông dân huyện đã tích cực đẩy mạnh sản xuất theo hướng chuyên canh tập trung, liên kết sản xuất tạo chuỗi giá trị sản phẩm, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất mang hiệu qua kinh tế cao.

Ông Lê Tiến Lợi, phó Chủ tịch UBND huyện Sốp Cộp, Sơn La nói, để nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, thời gian tới UBND huyện tiếp tục tạo điều kiện và bảo đảm liên kết “4 nhà”.

“Huyện đặc biệt chú trọng lựa chọn, định hướng các mô hình phù hợp với điều kiện sản xuất, tiềm năng lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu đích thực của người dân và gắn với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó huyện cũng vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; phát triển các ngành nghề, giải quyết việc làm, tham gia các hình thức hợp tác sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình; hỗ trợ vay vốn, cung ứng vật tư,tiêu thụ sản phẩm”, ông Lợi cho biết.

Nhờ năng động, sáng tạo, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mà nhiều hộ nông dân đã vươn lên từ hộ khó khăn thành hộ khá, giàu. Những hộ nông dân này vẫn đang nỗ lực lao động sản xuất theo hướng mở rộng sản xuất, hình thành phát triển kinh tế trang trại để làm giàu cho gia đình và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện biên giới Sốp Cộp.

Theo VOV

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.