Ông Trần Phương Bình là ai?

(Ngày Nay) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C46) vừa khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với ông Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank). 
Ông Trần Phương Bình tại lễ ra mắt hệ thống Auto Banking. Ảnh: Quang Định/Tuổi trẻ
Ông Trần Phương Bình tại lễ ra mắt hệ thống Auto Banking. Ảnh: Quang Định/Tuổi trẻ

Cụ thể, ngày 9/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phương Bình, 57 tuổi,  nguyên Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, 46 tuổi, nguyên Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á. 

Ông Trần Phương Bình là ai? ảnh 1Hơn 20 năm gắn bó với Đông Á, cựu CEO Trần Phương Bình từng có nhiều dấu ấn trong các quyết sách của ngân hàng DongA Bank

Ông Trần Phương Bình và bà Nguyễn Thị Ngọc Vân bị khởi tố vì cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự và Điều 179 Bộ luật hình sự.

3 cán bộ khác của Ngân hàng TMCP Đông Á cùng bị bắt gồm: Ông Nguyễn Đức Vinh, 50 tuổi, nguyên Giám đốc Ngân quỹ Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á; ông Đỗ Thanh Hùng, 38 tuổi, nguyên Thủ quỹ Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á và ông Lê Kiên Giang, 39 tuổi, nguyên Phụ quỹ Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á. 3 người này bị khởi tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Sau khi nhận được các Quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, Lệnh bắt bị can để tạm giam và dẫn giải các bị can về Trại tạm giam Bộ Công an đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật.

Hơn 20 năm gắn bó với Đông Á, cựu CEO Trần Phương Bình để lại rất nhiều dấu ấn trong các quyết sách của ngân hàng này.

Ông Trần Phương Bình sinh năm 1959. Ông là cử nhân kinh tế thương mại và từng có 8 năm liền đứng trên bục giảng. Năm 1990, một cú rẽ ngang đưa ông đến với chiếc ghế nóng của Ngân hàng Đông Á. Cú chuyển mình từ người thầy trên bục giảng đến một doanh nhân trên thương trường có lẽ là cú sốc đầu tiên mà ông Trần Phương Bình gặp phải. Giữa cái mà nhiều người hay gọi là ma trận tài chính đó, ông Trần Phương Bình bắt đầu những bài học đầu tiên, chèo lái Ngân hàng Đông Á phát triển.

Năm 1998, ông đảm nhận chức Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á vừa là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị từ năm 2013 cho đến lúc bị miễn nhiệm vào năm 2015. Cho đến nay, Đông Á vẫn được nhớ đến như là một ngân hàng tiên phong trong xu hướng phát triển thẻ đa năng. Lựa chọn phân khúc khách hàng thấp hơn, CEO của Đông Á cho rằng lợi thế cạnh tranh của mình chính là việc dịch vụ khách hàng cá nhân. Bởi vì, khi đó, lĩnh vực này quá mới mẻ với tất cả các ngân hàng, kể cả những ông lớn có tên tuổi.

Ngân hàng Đông Á tập trung đầu tư vào hệ thống ATM và thu hút 6 triệu khách hàng nhờ chiến lược tập trung vào dịch vụ này. Từ một ngân hàng không tên tuổi, vốn điều lệ chỉ có 20 tỷ đồng, đến năm 2014, quy mô vốn của Đông Á là 5.000 tỷ đồng. Ông Trần Phương Bình lấy phương châm “chậm mà chắc”, không chạy theo chỉ tiêu mà bỏ qua quản trị rủi ro. Tuy nhiên, giai đoạn 2008-2012, khi bất động sản bắt đầu đóng băng, Đông Á bị kéo vào vòng xoáy của nợ xấu. Từ đó, ngân hàng này bị thanh tra và bị Ngân hàng Nhà nước ra quyết định kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 8/2015.

Tháng 8/2015, Ngân hàng Nhà nước đã đình chỉ chức vụ Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình. Ngày đó, tại nhà riêng, ông viết một bức thư tay gửi cổ đông, khách hàng và nhân viên vì có những quyết sách dẫn đến kết quả xấu.

Trong bức thư này, ông Bình vẫn bày tỏ ước vọng đưa Đông Á vượt qua khó khăn. Đồng thời, ông cũng bày tỏ sẵn sàng chịu trách nhiệm cá nhân trước các sai phạm của mình. Trong đó có đoạn: “Một lần nữa, tôi cúi đầu nhận lỗi trước tất cả mọi người và thành thật xin lỗi gia đình tôi, những người thân và tất cả mọi người. Dù có thể nào đi nữa, với cá nhân tôi, tôi sẽ làm việc hết sức mình trong điều kiện cho phép để góp phần củng cố, hồi phục Ngân hàng Đông Á”.

Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến vợ ông Trần Phương Bình, bà Cao Ngọc Dung. Tại thời điểm năm 2015, bà Cao Ngọc Dung là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Đơn vị này đồng thời cũng là cổ đông lớn, sở hữu 7,7% cổ phần của Đông Á. 

Ngày 10/12, Ngân hàng TMCP Đông Á cũng ban hành thông cáo về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ các cựu lãnh đạo ngân hàng, trong đó có ông Trần Phương Bình - nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á.

Cũng theo thông cáo của ngân hàng này:  Ngày 13/8/2015, Ngân hàng TMCP Đông Á bị đặt vào trình trạng kiểm soát đặc biệt bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam do những vi phạm về quản lý tài chính, cấp tín dụng của một số cán bộ nguyên là lãnh đạo, quản lý của ngân hàng. Ngay sau sự kiện này, NHNN Việt Nam đã cử một số cán bộ do NHNN quản lý sang tham gia vào Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng TMCP Đông Á. Đến nay, sau hơn 1 năm kiểm soát đặt biệt, hoạt động của Ngân hàng TMCP Đông Á đã đi vào ổn định và có những tiến triển đáng ghi nhận. 

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.