Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu kinh tế với hơn 10 triệu tỷ đồng

(Ngày Nay) - Vấn đề đặt ra với công cuộc tái cơ cấu kinh tế những năm tới không nằm ở con số tổng đầu tư toàn xã hội, mà ở việc nguồn lực sẽ được phân bổ như thế nào cho hiệu quả.
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế được thực hiện từ năm 2013 đến nay, song chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ: Reuters
Công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế được thực hiện từ năm 2013 đến nay, song chưa mang lại kết quả như kỳ vọng. Ảnh minh hoạ: Reuters

Theo nghị trình, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 sẽ là một trong hai nội dung quan trọng được Quốc hội bàn thảo hôm nay tại hội trường, bên cạnh việc đánh giá lại tình hình kinh tế - xã hội năm qua. Đây được xem là bản kế hoạch quan trọng, mà việc thực hiện sẽ quyết định diện mạo kinh tế Việt Nam trong nhiều năm sau đó. Nó cũng được thực hiện sau khi cả nền kinh tế đã tiến hành tái cơ cấu trong vòng 4 năm qua trên 3 trụ cột (tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đầu tư công và tài chính - ngân hàng) song kết quả thu được còn nhiều hạn chế.

Trong ngày khai mạc kỳ họp (20/10), Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo trước Quốc hội về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 với tổng nguồn lực thực hiện dự kiến khoảng 10,57 triệu tỷ đồng, nằm trong khuôn khổ các nguồn lực huy động chung của nền kinh tế. Trong đó, mục tiêu bao trùm lên cả kế hoạch là quá trình tái cơ cấu mới, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.

Nhiều ý kiến đã mổ xẻ con số 10,57 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 500 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được chú ý không phải ở con số, vốn được cắt nghĩa là tổng đầu tư toàn xã hội, mà là bản đề án đã thể hiện sự thay đổi tư duy gì và việc thực hiện những thay đổi đó sẽ được tiến hành ra sao.

Những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở bởi sau 4 năm thực hiện tái cơ cấu kinh tế vừa qua, kết quả đạt được vẫn khác xa với những kỳ vọng ban đầu về việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Phát biểu gần đây tại hội thảo chuyên đề về vấn đề này, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – Tiến sĩ Trần Đình Thiên đánh giá kinh tế thời gian qua tiếp tục “mở” theo chiều rộng thay vì mục tiêu chiều sâu, trong khi cả 3 trụ cột tái cơ cấu đều chuyển biến chậm chạp, trì trệ.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung thì cho rằng, cách tiếp cận theo bề rộng dựa vào gia tăng khối lượng, số lượng đầu vào, khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ đã không thể tiếp tục do nguồn lực đã huy động tới hạn. “Trong thời gian dài, Nhà nước đã đặt trọng tâm là luôn huy động, chứ không phải phân bổ nguồn lực hiệu quả. Cách thức tăng trưởng như thế chắc chắn tạo rủi ro bất ổn kinh tế và bỏ qua các cải cách thị trường”, ông Cung cảnh báo.

Trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế lần này, cơ quan soạn thảo đã chỉ rõ 3 mục tiêu và 5 quan điểm của kế hoạch, để từ đó đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm, với 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên. Các nhiệm vụ này được lựa chọn dựa trên tác động đến tổng thể tái cơ cấu kinh tế, tính khả thi, sự phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước và phù hợp cam kết, yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, không phải nội dung trọng tâm nào cũng có nhiệm vụ ưu tiên đi kèm. Bên cạnh đó, chính những nhiệm vụ tái cơ cấu trọng điểm đã đề ra phần nào đã thể hiện tinh thần, định hướng cho mô hình tăng trưởng mới của Chính phủ.

Như với nội dung trọng tâm đầu tiên của kế hoạch là về phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì nhiệm vụ ưu tiên mới chỉ hướng tới việc cải thiện điều kiện chung là môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương... trong khi vị trí, vai trò của khu vực này vẫn chưa thực sự được xác định rõ ràng.

Bên cạnh một số nhiệm vụ ưu tiên của các nội dung trọng tâm tiếp tục được thực hiện như hoàn thiện thể chế đầu tư công, kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước hay tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp theo hướng tự chủ, trách nhiệm và cạnh tranh thị trường, thì kế hoạch lần này đặt khá nhiều kỳ vọng vào tái cơ cấu thị trường tài chính. Ngoài câu chuyện nợ xấu của hệ thống ngân hàng, việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các tổ chức tín dụng đã trở thành một nhiệm vụ ưu tiên thực hiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó là việc phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu và bảo hiểm với mục tiêu cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Quốc hội bàn chuyện tái cơ cấu kinh tế với hơn 10 triệu tỷ đồng ảnh 1

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế kỳ vọng sẽ được Quốc hội mổ xẻ, làm rõ trong phiên thảo luận hôm nay. Ảnh:Giang Huy

Nhiệm vụ ưu tiên khác là vấn đề bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khung pháp luật thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả, nằm trong mục tiêu số 5 là tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, trong đó bao gồm thị trường quyền sử dụng đất.

Câu chuyện về tích tụ đất nông nghiệp từng được mang ra bàn thảo thời gian trước, nhiều ý kiến của chuyên gia xung quanh câu chuyện này đưa ra vấn đề có nên áp dụng theo mô hình của Nhật Bản xây dựng ngân hàng đất nông nghiệp. Lý do được đưa ra là bởi nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay với công nghệ hiện đại muốn tham gia vào lĩnh vực này nhưng không có đủ diện tích đất nông nghiệp để xây dựng các mô hình mẫu lớn, trong khi năng suất lao động của người nông dân không cao gây lãng phí tài nguyên.

Nói về câu chuyện tái cơ cấu, ông Nguyễn Đình Cung cho rằng, Nhà nước phải đối diện với nguyên tắc cơ bản là nguồn lực luôn khan hiếm, nên phải sử dụng vào nơi tốt nhất, hiệu quả nhất, chứ không phải đầu tư theo kiểu xin – cho lâu nay. “Đề án tái cơ cấu kinh tế nằm ở vấn đề cải cách kinh tế và đặc biệt là thiết lập thể chế kinh tế thị trường. Cách tiếp cận chính của đề án tái cơ cấu kinh tế là làm cho nguồn lực hiệu quả hơn, chứ không phải bỏ thêm nhiều vốn để thúc đẩy tăng trưởng”, ông Cung nhấn mạnh.

Dự kiến Ngân sách Nhà nước của các bộ, ngành và địa phương sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn lực thực hiện kế hoạch tái cơ cấu, khoảng 3,57 triệu tỷ đồng, gần 180 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài dự kiến đóng góp khoảng 1,4 triệu tỷ đồng, tương đương 68 tỷ USD.

Chính phủ cũng tính đến huy động thêm nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, dự kiến đạt 39,5 tỷ USD trong 5 năm tới. Ngoài ra, một số nguồn vốn khác cũng được huy động như thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn sẽ thu về khoảng 15-20 tỷ USD… Tuy ngân sách chiếm 1/3 nguồn lực, nhưng quan điểm của Chính phủ là hạn chế tối đa việc huy động từ ngân sách Nhà nước để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế.

Theo Vnexpress
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.