Tăng lợi ích, bớt thiệt thòi

(Ngày Nay) -  Tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, lực lượng lao động tham gia vào nền kinh tế phi chính thức chiếm một phần khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay, đối tượng lao động này vẫn chưa được xã hội công nhận đúng mức cả về mặt pháp lý lẫn tâm lý. Việc thừa nhận vị trí, vai trò xã hội và tạo điều kiện cho họ thụ hưởng các quyền lợi cơ bản là điều không thể phủ nhận.           
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Tháng 4/2013, hơn 1.000 công nhân, phần lớn là phụ nữ, đã thiệt mạng sau khi tòa nhà xưởng 8 tầng Rana Plaza đổ sập ở ngoại ô thành phố Dhaka, Bangladesh. Khi thảm họa xảy ra, khoảng hơn 5.500 công nhân đang làm việc ở 5 xưởng dệt may thời trang trong tòa nhà. Nguyên nhân gây sập nhà là việc chủ sở hữu và chủ thầu tòa nhà xây thêm 3 tầng bất hợp pháp bằng vật liệu rẻ tiền, không bảo đảm chất lượng, đồng thời lắp 4 máy phát điện lớn vi phạm các quy định về an toàn. Thêm vào đó, chủ các xưởng may còn bắt ép công nhân tiếp tục làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động, bất chấp việc trước đó đã phát hiện các vết nứt trong tòa nhà.

Tăng lợi ích, bớt thiệt thòi ảnh 1

Những năm sau này, thảm họa trên vẫn là minh chứng khiến cả thế giới bàng hoàng trước"bức tranh xám" về những điều kiện lao động tồi tệ, nguy hiểm và tính dễ bị tổn thương mà hàng triệu lao động giá rẻ đang sống, làm việc trên khắp thế giới phải chịu đựng. Chúng ta gọi họ là những lao động phi chính thức.

Lao động phi chính thức được hiểu là việc làm không có bảo hiểm xã hội, nghĩa là việc làm của cả khu vực phi chính thức và có thể một phần việc làm của khu vực kinh tế chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức (informal sector) thường được gắn với các cụm từ như "kinh tế ngầm" (Underground economy), "kinh tế không chính thức" (Shadown economy). Đó là khu vực kinh tế bao gồm các tổ chức, hộ sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng và không chịu sự quản lý, điều tiết trực tiếp của nhà nước về chính sách tiền lương, lao động – việc làm, bảo hiểm y tế - xã hội …. Là khu vực có tính dễ thâm nhập vì hoạt động chưa có tư cách pháp nhân, không theo luật và phần lớn không có đăng ký kinh doanh.

 Một người bán hàng rong ở Tunisia, một công nhân bản xứ ở Delhi (Ấn Độ), một công nhân nhà máy ở Dhaka (Bangladesh), một lao động người tị nạn Syria ở Amman (Jordan) hay Beirut (Lebanon), một người nhặt rác ở Bogota (Colombia); một người bán báo dạo, sửa xe đạp hay đánh giày ở các nước Đông Nam Á...Tất cả họ gồm già trẻ, trai gái đều là lao động phi chính thức với thu nhập thấp và bấp bênh, một số bị cưỡng bức lao động, lạm dụng tình dục, chịu sự kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội, thậm chí phạm tội. Nhiều công việc của lao động phi chính thức bị coi là hoạt động kinh tế "không hợp pháp", chẳng hạn như việc bán hàng gia dụng lậu của Ahmed - một ông giáo về hưu - tại khu chợ "đen" gần biên giới Tunisia và Libya.

Bởi thế, phần lớn lao động phi chính thức nằm trong vòng kiểm soát, trừng phạt của nhà chức trách; song lại nằm ngoài vòng bảo vệ của nhà nước. Lực lượng lao động này cũng không có tiếng nói, không có cơ hội thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kỹ thuật và thiếu sự che chở của các công đoàn thương mại. Họ hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ "phi chính thức" với nhau.

2. Trong một báo cáo năm 1972, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng khi các nền kinh tế được hiện đại hóa, khu vực kinh tế phi chính thức sẽ giảm dần và tiến tới chấm dứt. Khu vực kinh tế chính thức sẽ dần xâm lấn địa hạt của khu vực phi chính thức. Điều này dường như đã xảy ra ở Đông Nam Á trong những năm 80 - 90 thế kỷ trước.

Những năm 80 thế kỷ trước, tại Thái Lan, số lao động phi chính thức chiếm gần 80% tổng số việc làm cả nước. Đến năm 2000, tỷ lệ này giảm còn dưới 60% và từng được trông đợi tiếp tục giảm. Xu hướng tương tự cũng diễn ra ở Malaysia, Philippines và Indonesia. Tuy nhiên, rất nhiều người ngạc nhiên khi thấy bắt đầu bước vào thế kỷ 21, ở hầu hết các nước Đông Nam Á, lực lượng lao động phi chính thức chẳng những không giảm mà còn mở rộng một cách đáng kể. Tại Indonesia, tỷ lệ lao động phi chính thức là 66%; tại Philippines là khoảng 75% và ở Việt Nam lên tới khoảng 85%. Các nền kinh tế Đông Nam Á rõ ràng trở nên hiện đại hơn. Nhưng số liệu thống kê việc làm cho thấy các nền kinh tế này cũng phi chính thức hơn. Điều gì đang xảy ra? Câu trả lời có thể từ sự thúc đẩy của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhằm xây dựng các thị trường lao động "linh hoạt". Theo đó, khu vực kinh tế chính thống cũng trở nên linh hoạt hơn, thất thường hơn, khó kiểm soát hơn và thuê nhân công bên ngoài nhiều hơn. Các nền kinh tế vì thế có sự pha trộn vừa chính thức, vừa phi chính thức nhiều hơn.

Tăng lợi ích, bớt thiệt thòi ảnh 2

Theo khảo sát mới nhất của FT Confidential Research, bộ phận nghiên cứu thuộc Financial Times, khu vực kinh tế phi chính thức giúp tỷ lệ thất nghiệp tại Đông Nam Á giảm. Người bán hàng rong trên phố, đủ loại hàng hóa từ đồ ăn đến quần áo. Những người được thuê làm ruộng theo ngày. Người trông con cho bố mẹ đi làm nhà máy. Tuy công việc không có tên chính thức, nhưng đây là những người sẽ khiến cả nền kinh tế Đông Nam Á dừng lại nếu thiếu họ.Việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức cũng đã giúp ngăn ngừa bất ổn kinh tế ở nhiều quốc gia ASEAN sau 5 năm tăng trưởng GDP chậm lại.

3. Dù đóng vai trò không thể thiếu trong thời kỳ khó khăn, khu vực kinh tế phi chính thức lớn cũng có nghĩa là hơn 100 triệu lao động ở Đông Nam Á không hề có phúc lợi cố định như bảo hiểm sức khoẻ hay bảo hiểm lao động. Những công việc này thường được trả lương thấp và ít có khả năng tăng lương. Điều này giải thích tại sao tỷ lệ người nghỉ việc trong khối kinh tế này khá lớn. Khảo sát của FT cho thấy 15,3% người Malaysia đang cân nhắc việc làm khác, so với 28,9% ở Philippines và 25,3% ở Indonesia.

Tại châu Á, nhiều quy định bảo vệ quyền lợi của người lao động thường không được áp dụng hoặc việc thực thi các quy định còn yếu đối với các lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ hoặc không đăng ký kinh doanh. Thúc đẩy và bảo vệ các quyền cơ bản không chỉ đảm bảo các lợi ích của người lao động mà còn cải thiện năng suất lao động. Việc đảm bảo các quyền cơ bản đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp có nhiều lao động nữ.

Tính trung bình, lương của lao động nữ thấp hơn nhiều so với lương của lao động nam, chỉ đạt từ khoảng 50% (Hàn Quốc và Malaysia) đến mức khá cao là 87% (Philippines). Tỷ lệ phụ nữ làm việc trong khu vực chính thức cũng thấp hơn. Ví dụ như ở Ấn Độ, phụ nữ chiếm 31% số lao động nhưng chỉ chiếm 18% lao động trong khu vực chính thức (WB). Do làm việc trong khu vực phi chính thức nên điều kiện làm việc đối với phụ nữ kém hơn, không có được các quyền lợi như lao động nữ làm việc trong khu vực chính thức. Hơn nữa, bất bình đẳng về thu nhập trong khu vực phi chính thức còn nặng nề hơn so với khu vực chính thức. Do đó, xoá bỏ bất bình đẳng tại nơi làm việc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi cho lao động nữ.

Tại hội thảo châu Á về “Những vấn đề lao động phụ nữ phải đối phó trong việc làm phi chính thức”  ở Thái Lan vào tháng 11/2001, các chuyên gia đã khuyến nghị các cấp chính quyền quốc gia và địa phương cần: Chính thức công nhận sự hiện diện và những đóng góp của lao động phi chính thức; thi hành những điều luật về tiền lương và thu nhập công bằng; bảo vệ người lao động trước sự xâm phạm của chủ lao động và đối tượng khác, nhất là xâm phạm tình dục, bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em; giúp người tiếp cận với các nguồn lực, tín dụng, hỗ trợ vốn và kỹ thuật; bảo đảm giáo dục cơ bản đối với con em của đối tượng này.

4. Nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của người lao động, hệ thống luật pháp cần phải bao quát cả khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Theo đó, Bộ luật Lao động cần có những quy định áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, và phải quy định rõ các quyền cơ bản của người lao động. Bên cạnh đó, các chiến dịch truyền thông quy mô lớn và các diễn đàn đối thoại với sự tham gia của các bên liên quan cần được xây dựng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và các lợi ích của việc đảm bảo các quyền cơ bản đối với bản thân những người lao động và xã hội nói chung.

 Tại phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á, bảo hiểm xã hội mới chỉ tập trung vào các đối tượng là những lao động trong khu vực chính thức. Để cải thiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở châu Á, đòi hỏi chi phí lớn cũng như cần giải quyết nhiều vấn đề thuộc các khía cạnh kinh tế trong việc phân bổ nguồn khan hiếm giữa các nhóm lao động, hình thành một bộ máy hành chính về Bảo hiểm Xã hội hiệu quả và trung thực.

Bên cạnh đó, phải thuyết phục các nhà hoạch định chính sách rằng bảo hiểm xã hội không phải là một thứ xa xỉ và có thể trì hoãn cho tới khi xã hội giàu có hơn. Bảo hiểm xã hội không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho người lao động mà còn đem lại nhiều lợi ích kinh tế. Một hệ thống bảo hiểm xã hội tốt sẽ củng cố các chức năng của thị trường lao động và trợ giúp người lao động. Từ đó, họ có thể tập trung vào công việc cũng như chấp nhận những rủi ro nếu xảy ra. Nếu xét theo khía cạnh này, bảo hiểm xã hội có thể mang lại mức thu nhập và năng suất cao hơn. Trong khi nguồn ngân sách hạn chế, các chính phủ có thể tăng nguồn quỹ bảo hiểm xã hội bằng cách chuyển một số khoản chi sang cho hệ thống bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, điều này cần đạt được sự đồng thuận của xã hội trong việc cải cách chính sách nói chung nhằm đạt tới một tỷ lệ trợ cấp hợp lý và dành nguồn lực để trợ giúp người lao động nghèo đối phó với các rủi ro.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.