Vì sao cá Sủ vàng có giá hàng tỷ đồng?

Cá Sủ vàng là loại cá có kích thước lớn và vô cùng quý hiếm. Nó có giá trị kinh tế rất cao, nhiều ngư dân đã đổi đời nhờ bắt được cá Sủ vàng.
Vì sao cá Sủ vàng có giá hàng tỷ đồng?

Thời gian gần đây, có khá nhiều ngư dân Việt Nam bắt được cá Sủ vàng, có giá trị kinh tế rất cao. Điển hình vào năm 2010, một nhóm ngư dân Thái Thụy bắt được con cá Sủ vàng có giá 1,5 tỷ đồng. Nó được xem là con cá đầu tiên có giá trị đắt nhất ở Vịnh Bắc Bộ.

Không chỉ đến gần đây, mà từ lâu, cá sủ vàng đã được định giá là loài cá đắt đỏ hiếm thấy, khi loài cá này càng ngày càng trở nên hiếm dần từ những năm 1970.

Từ những năm đó, cá Sủ vàng đã được hỏi mua với giá hàng triệu đồng. Một ngư dân dọc sông Lam từng chia sẻ, anh đã 23 lần bắt được cá Sủ vàng, nhưng chỉ có 4 con là có giá trị cao. Từ năm 1974 đến 1980, ông bắt được 3 con có kích thước khá lớn, và bán được với những mức giá là 15, 25 và 38 triệu đồng.

Đến năm 1997, một ngư dân đã bắt được con cá Sủ vàng nặng gần 100kg và bán được 160 triệu đồng. Sau đó, một con cá khác nặng tới 50kg cũng được bán với giá 500 triệu đồng. Tính ra, một kg cá Sủ vàng được bán với giá 10 triệu đồng/kg.

Vì sao cá Sủ vàng có giá hàng tỷ đồng? ảnh 1

Nguyên nhân gì mà loài cá Sủ vàng lại có giá trị cao như vậy ? Theo tìm hiểu từ Wikipedia, cá Sủ vàng còn được gọi là cá Sủ kép vây vàng, cá đường, cá Sủ giấy,... Loại cá này được phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Sri Lanka và Trung Quốc.

Chúng thường sinh sản vào tháng 1,4,9 và tháng 10 âm lịch, thời gian này chúng sẽ về các vùng cửa sông nước lợ để cặp đôi và sinh sản.

Cá Sủ vàng cực kỳ quý hiếm, có giá trị kinh tế vô cùng cao và được xếp vào danh sách những loài cá đắt nhất thế giới.

Giá trị của nó nằm ở chiếc bóng hơi bên trong. Bóng hơi này được dùng để sản xuất chỉ khâu tự hủy trong phẫu thuật. Hiện nay, chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước phát triển mới có thể sản xuất được loại chỉ khâu này. Việt Nam chưa sản xuất được nên phần lớn lượng cá Sủ vàng bắt được đều nhập khẩu sang các nước khác.

Ngoài ra, nó cũng có giá trị cao trong ẩm thực. Thịt cá tươi, ngon, vị ngọt và rất dai được dùng trong chế biến nhiều món ăn. Tính bổ dưỡng của nó được ví ngang như nhân sâm, có tác dụng bổ gan, bổ thận.

Ai cũng có thể sử dụng được loại cá này, nhưng tốt nhất là phụ nữ mang thai và phụ nữ sau kỳ sinh đẻ. Sử dụng thịt cá giúp bồi bổ sức khỏe, nhanh phục hồi.

Tại Hong Kong, thịt cá Sủ vàng đắt ngang giá thịt cá voi trắng. Nó nằm trong top 10 món ăn ưa thích nhất của người dân Hong Kong.

Bong bóng cá chứa nhiều đạm, cứ 500 gram bong bóng thì chứa 442 gram đạm. Do đó, ăn nó giúp đại bổ chân nguyên, hoạt huyết tráng dương, bổ sung chất cho cở thể suy nhược, thiếu máu…

Bóng bóng cá được sử dụng trong một số phương thuốc bí truyền của Trung Quốc nên càng làm giá trị của nó tăng cao chóng mặt.

Theo giáo sư Mai Đình Yên, khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, ở Việt Nam chưa có công nghệ sản xuất loại chỉ khâu này, mà chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản… mới sản xuất được.

Chính vì vậy chúng ta thường xuất khẩu ra nước ngoài, nhất là Trung Quốc. Loài cá này luôn được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao.

Ngoài ra, do vẩy cá rất cứng nên được dùng để chơi đàn, bán sang Nhật Bản hay Châu Âu cũng rất có giá.

Lê Khánh

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.