13 sự thật thú vị về giải Nobel Hòa bình

Huy chương Nobel Hòa bình được thiết kế bởi nhà điêu khắc Na Uy, Gustav Vigeland và trên huy chương, Alfred Nobel ở một tư thế hơi khác so với các huy chương của các lĩnh vực khác.
13 sự thật thú vị về giải Nobel Hòa bình

1. Những người đoạt giải Nobel Hòa bình đang bị bắt giữ tại thời điểm trao giải thưởng

Nhà Hòa bình và nhà báo người Đức, Carl von Ossietzky

Chính trị gia Thái Lan, Aung San Suu Kyi

Nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc, Liu Xiaobo

2. Giải thưởng Nobel Hòa bình được trao cho người sau khi chết

Có một giải Nobel Hòa bình được trao sau khi chết tới người đoạt giải. Đó là giải thưởng được trao cho Dag Hammarskjöld vào năm 1961. Ngoài ra, Erik Axel Karlfeldt cũng nhận được giải Nobel (giải Nobel Văn học) vào năm 1931. Từ năm 1974, theo Điều lệ của Quỹ Nobel quy định rằng một giải thưởng không thể được trao sau khi chết, trừ khi người đoạt giải chết tại thời điểm sau khi công bố giải.

3. Điều bất ngờ về giải Nobel Hòa bình

Nhiều người tin rằng Winston Churchill đã được trao giải Nobel Hòa bình, nhưng thực sự ông đã được trao giải Nobel Văn học, năm 1953. Trên thực tế, Churchill đã được đề cử cho cả hai giải thưởng Văn học và Hòa bình.

4. Lĩnh vực của giải thưởng Nobel Hòa bình mà nhiều người đoạt giải

Các lĩnh vực phổ biến nhất đối với người đoạt giải Nobel Hòa bình là lĩnh vực phong trào hòa bình. Đây là lĩnh vực có 39 người đoạt giải.

5. Các cá nhân được đề cử cho giải Nobel Hòa bình 2014

Hàng năm, Ủy ban Nobel Na Uy sẽ gửi hàng ngàn thư mời những người, tổ chức đủ năng lực và chọn lọc để nộp danh sách đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Tên của các ứng cử viên có thể không được tiết lộ cho đến 50 năm sau đó, nhưng ủy ban giải thưởng Nobel Hòa bình có thể tiết lộ số lượng đề cử mỗi năm.

Năm 2014, Ủy ban Nobel Na Uy đã nhận được đề cử hợp lệ của 278 cá nhân và tổ chức khác nhau cho giải Nobel Hòa bình, 47 đề cử trong số này là của các tổ chức. Số lượng đề cử 278 là con số cao nhất tính đến thời điểm năm 2014. Kỷ lục trước đây là 259 đề cử vào năm 2013. Ủy ban Nobel Vật lý, Hóa học, Sinh lý học và Y học, Văn học, Ủy ban Khoa học Kinh tế từng thường nhận được 250-300 đề cử mỗi năm.

6. Giải thưởng Nobel Hòa bình và đề cử trong 100 năm

Trong một trăm năm đầu tiên của giải thưởng Nobel Hòa bình (1901-2001) có tới 4857 đề cử nhưng số lượng giải thưởng được trao là 109 (cá nhân và tổ chức). Số lượng đề cử và nhận giải chi tiết như hình dưới đây

13 sự thật thú vị về giải Nobel Hòa bình - anh 1

7. Đề cử nhưng không trao giải

Có rất nhiều đề cử nhưng đã không được trao giải mà điển hình là trường hợp của Adolf Hitler, Mahatma Gandhi và Joseph Stalin là 3 đề cử cá nhân được tìm kiếm phổ biến nhất trong cơ sở dữ liệu đề cử của giải Nobel Hòa bình.

Joseph Stalin, Tổng thư ký của Đảng Cộng sản Liên Xô (1922-1953), đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1945 và 1948 cho những nỗ lực của mình để kết thúc chiến tranh thế giới II.

Mahatma Gandhi, một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất của đấu tranh phi bạo lực trong thế kỷ 20, đã được đề cử vào năm 1937, 1938, 1939, 1947 và lần cuối cùng ngay trước khi ông bị ám sát vào tháng 1/1948. Mặc dù Gandhi đã không được trao giải thưởng (theo quy chế mới giải thưởng này không trao cho người đã chết), Ủy ban Nobel Na Uy đã quyết định không có giải thưởng nào năm đó với lý do "không có ứng cử viên sống phù hợp".

Adolf Hitler đã được đề cử một lần cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1939. Vấn đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và hoài nghi nên đề cử đã nhanh chóng bị thu hồi trong một bức thư đề ngày 01 tháng 2 năm 1939 của Ủy ban Nobel Na Uy.

8. Một người có thể được đề cử bao nhiêu lần?

Jane Addams được đề cử tới 91 lần giữa những năm 1916-1931, và cuối cùng cô đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 1931. Ngược lại, Emily Green Balch, Fridtjof Nansen và Theodore Roosevelt nhận giải Nobel Hòa bình ngay lần đầu tiên mà họ được đề cử.

9. Tại sao Ủy ban Na Uy trao giải Nobel Hòa bình mà không phải là một Ủy ban nào khác nữa ngoại trừ Thụy Điển?

Tất cả các giải thưởng Nobel được trao tặng tại Stockholm, Thụy Điển, ngoại trừ giải Nobel Hòa bình, được trao tại Oslo, Na Uy. Người sáng lập ra giải thưởng Nobel, Alfred Nobel, là người Thụy Điển. Trong di chúc của mình, ông công khai rằng giải Nobel Hòa bình nên được trao bởi một ủy ban của Na Uy. Khi Alfred Nobel còn sống, Na Uy và Thụy Điển đã được thống nhất dưới một quốc vương, cho đến năm 1905 thì Na Uy đã trở thành một vương quốc độc lập.

10. Huy chương Nobel Hòa bình

13 sự thật thú vị về giải Nobel Hòa bình - anh 2

Huy chương Nobel Hòa bình được thiết kế bởi nhà điêu khắc Na Uy, Gustav Vigeland và trên huy chương, Alfred Nobel ở một tư thế hơi khác so với các huy chương của các lĩnh vực khác.

11. Văn bằng của giải Nobel (The Nobel Diplomas)

Mỗi văn bằng của giải Nobel là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, được tạo ra bởi các nghệ sĩ và các thư pháp gia nổi tiếng của Thụy Điển và Na Uy.

12. Số tiền giải thưởng Nobel

Alfred Nobel để lại hầu hết tài sản của ông, hơn 31 triệu SEK tại thời điểm đó (ngày nay số tiền này trị giá khoảng 1.702 SEK triệu) được chuyển đổi thành một quỹ và đầu tư vào "chứng khoán an toàn." Thu nhập từ các khoản đầu tư sẽ được "phân phối hàng năm dưới các hình thức giải thưởng cho những người trong năm trước đó đã mang lại lợi ích cống hiến lớn lao cho nhân loại."

Số tiền giải thưởng Nobel năm 2014 là 8 triệu SEK (khoảng 1 triệu USD) mỗi giải.

13. Tại sao các cá nhân và tổ chức được trao giải Nobel được gọi là người đoạt giải Nobel (Nobel Laureates)?

Từ "Laureate" được biểu thị bằng những vòng hoa nguyệt quế. Trong thần thoại Hy Lạp, thần Apollo được đại diện đeo vòng nguyệt quế trên đầu mình. Một vòng hoa nguyệt quế là một vương miện tròn làm bằng cành và lá của cây nguyệt quế hồng (trong tiếng Latin: Laurus nobilis). Trong Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế đã được trao cho người chiến thắng là một dấu hiệu của sự tôn vinh.

Xem thêm:

- Nobel Hóa học 2015 mở đường cho phương pháp điều trị ung thư mới

- Nobel Vật lý được trao cho người giải mã bí ẩn hạt neutrino "ma quái"

Theo Nobelprize

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.