Cảnh sát Đức thử nghiệm phần mềm dự đoán tội phạm "Precobs"

Hiện cảnh sát Đức đang thử nghiệm phầm mềm dự đoán tội phạm "Precobs" tại bang Bavaria và bước đầu thu được kết quả "đầy hứa hẹn".
Cảnh sát Đức thử nghiệm phần mềm dự đoán tội phạm "Precobs"
“Precobs” là tên viết tắt của “Pre Crimes Observasion System” (tạm dịch: Hệ thống quan sát tiền tội phạm) giúp phán đoán nhanh các hành vi tội ác trước khi chúng xảy ra. Phần mềm này ra đời từ cảm hứng từ bộ phim "Minority Report" của đạo diễn người Mỹ Steven Spielberg. Bộ phim lấy bối cảnh thế giới năm 2054, ba nhà tâm lý học đã phát minh ra phần mềm mang tên “precogs” dự đoán về tội ác có thể xảy ra trong tương lai. Bằng phần mềm này, nhân viên cảnh sát trong bộ phim có khả năng dự đoán ai sẽ phạm tội và có biện pháp ngăn chặn trước khi chúng xảy ra.
Cảnh sát Đức thử nghiệm phần mềm dự đoán tội phạm "Precobs" - anh 1

Cảnh sát Đức thử nghiệm phần mềm dự đoán tội phạm "Precobs"

Hệ thống phần mềm Precobs được phát triển bởi Viện nghiên cứu kỹ thuật ở Oberhausen và do một Cty của Đức sản xuất. Khác với trong phim, phần mềm Precobs của Đức không dựa vào biệt tài "nhìn thấu tương lai" của con người, mà đưa ra phỏng đoán dựa vào hệ thống dữ liệu về thời gian, địa điểm và các chi tiết khác của những tội ác trước đây, chẳng hạn như các vụ đột nhập vào nhà riêng. Khi một sự cố mới được báo cáo, phần mềm này sẽ phân tích để tìm kiếm một mô hình logic chỉ ra "mục tiêu phạm tội" trong tương lai.
Tuy nhiên, xung quanh việc triển khai “Precobs” cũng có ý kiến trái chiều. Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Berliner Zeitung hôm thứ ba tuần trước, một nhà hoạt động nhân quyền lên tiếng lo ngại rằng, phần mềm Precobs có thể ảnh hưởng đến thông tin cá nhân vì thay vì sử dụng, phân tích dữ liệu chung, thông tin cá nhân sẽ bị khai thác, sử dụng và điều này ảnh hưởng đến quyền tự do cá nhân của mỗi người.
Hiện cảnh sát Đức đang thử nghiệm phầm mềm này tại bang Bavaria. Trong một báo cáo hồi tháng trước, Bộ trưởng Nội vụ bang Bavaria cho hay, kết quả ban đầu từ các cuộc thử nghiệm Precobs đối với nạn trộm cắp ở hai thành phố Munich và Nuremberg thuộc bang này "đầy hứa hẹn". Tuy nhiên, một nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ lo ngại về việc, phần mềm rốt cuộc sẽ dùng các dữ liệu cá nhân, thay vì thông tin ẩn danh như hiện nay
Trước đó, cảnh sát Metropolitan London cho biết đã thử nghiệm hệ thống phân tích lịch sử tội phạm của một người và đưa lên các phương tiện truyền thông xã hội để đánh giá khả năng tái phạm của họ. Phần mềm do Cty tư vấn toàn cầu Accenture thực hiện, được áp dụng thử nghiệm trên khắp 32 quận của London trong bốn năm. Tuy nhiên, kết quả cụ thể của việc sử dụng phần mềm này chưa được công bố.
Năm ngoái, các nhà thực thi pháp luật tại hai bang Maryland và Pennsylvania (Mỹ) đã sử dụng phần mềm để dự đoán khả năng tái phạm của tù nhân được ra tù, từ đó đưa ra các biện pháp giám sát phù hợp. Phần mềm kiểu “Minority Report” cũng đang được sử dụng ở Baltimore và Philadelphia để dự đoán tội phạm giết người trong tương lai.
Tại Singapore, chính quyền đang triển khai áp dụng sáng kiến “Safe City - thành phố an toàn” kết hợp giữa công nghệ điện tử và phân tích cơ sở dữ liệu video CCTV để dự đoán và phát hiện sự cố trên đường phố.
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.