Cấu trúc lớn nhất vũ trụ chứa vừa 1.600 dải Ngân hà

(Ngày Nay) - Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản tìm thấy đám mây khí được xem là lớn nhất trong vũ trụ thuở sơ khai cách đây 11,5 tỷ năm với đường kính 160 triệu năm ánh sáng.
Một cụm siêu đám thiên hà trong ảnh chụp hồng ngoại của NASA. Ảnh: NASA.
Một cụm siêu đám thiên hà trong ảnh chụp hồng ngoại của NASA. Ảnh: NASA.

Các nhà thiên văn học Nhật Bản sử dụng kính viễn vọng Subaru ở Hawaii phát hiện một đám mây khí hydro khổng lồ trải rộng 160 triệu năm ánh sáng ở giai đoạn cách đây 11,5 tỷ năm, theo IFL Science. Bề rộng của nó đủ lớn để chứa vừa 1.600 dải Ngân hà.

Khu vực vũ trụ được lựa chọn trong nghiên cứu do sự hiện diện của siêu đám thiên hà SSA22. Các nhà nghiên cứu sử dụng ánh sáng từ thiên hà trong SSA22 để tìm hiểu về những đám mây khí mờ nhạt nhưng họ không lường trước mức độ trải rộng của mây khí ở bên trong, xung quanh và ngoài cụm. Phát hiện được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

"Chúng tôi rất bất ngờ khi thấy cấu trúc khí gas dày đặc trải rộng hơn nhiều so với dự đoán trong siêu đám thiên hà", tiến sĩ Ken Mawatari ở Đại học Osaka Sangyo, cho biết. "Chúng tôi cần thêm nhiều quan sát trong phạm vi rộng hơn để có cái nhìn đầy đủ về cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ thời trẻ này".

Mô hình vũ trụ học chuẩn chỉ ra những cấu trúc trong vũ trụ thuở sơ khai thường có kích thước nhỏ hơn, sau đó theo thời gian sáp nhập thành cấu trúc lớn. Nhóm nghiên cứu cũng kết luận sự phân bố khí gas không đồng đều với cách các thiên hà dàn trải bên trong cụm siêu đám. Phát hiện hé lộ quan hệ mới giữa đám mây khí gas và các cụm thiên hà trong vũ trụ thuở đầu.

Theo Vnexpress
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.