Khoa học cảnh báo: Ăn tuyết không hề an toàn

Đừng nghĩ rằng ăn tuyết là hoàn toàn sạch sẽ nếu như bạn không muốn cơ thể mình bị nhiễm độc.
Khoa học cảnh báo: Ăn tuyết không hề an toàn

Với việc tuyết đã rơi ở nhiều nơi tại miền Bắc, sẽ có nhiều bạn trẻ đi du lịch ngắm tuyết cảm thấy tò mò rằng liệu tuyết có vị như thế nào và ăn tuyết có làm sao không ?

Nhiều người sẽ nghĩ rằng tuyết là từ trên trời rơi xuống nên nó sẽ không thể bẩn trừ khi rơi xuống đất. Hay chỉ cần phủi lớp tuyết trên mặt đất và ăn phần tuyết ở giữa sẽ sạch sẽ hơn.

Tuy vậy tuyết thực ra không hề an toàn như bạn tưởng, thậm chí nó còn vô số chất độc hại hơn bất cứ thứ gì khác.

Bản chất của tuyết chỉ là hơi nước đóng băng, nó sẽ có vị như đá trong tủ lạnh mà bạn sử dụng thường ngày. Nếu không đủ điều kiện để đóng thành tuyết thì hơi nước kia về bản chất chính là mưa và độ ẩm trong không khí.

Mưa là do nước từ ao hồ, sông ngòi bốc hơi lên đi qua không khí bẩn ô nhiễm ngưng tụ ở trên không. Nó sẽ cuốn theo những chất độc hại mà có thể gây ra mưa a xít. Tương tự ở tuyết cũng sẽ như vậy.

Một nghiên cứu vừa công bố hồi tháng 12 năm ngoái trên tạp chí Khoa học môi trường bởi các nhà khoa học tại Đại học McGill đã phát hiện rằng những bông tuyết không những có chứa lượng lớn nước dạng tinh thể mà còn có cả rất nhiều khí thải trong đó.

Khoa học cảnh báo: Ăn tuyết không hề an toàn ảnh 1

Thêm nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí Journal of Geophysical Letters bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington đã phân tích tuyết lấy từ nhiều nơi trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Họ phát hiện rằng tuyết có chứa các nồng độ khác nhau của muội than, bụi bẩn,... thậm chí là một số mẫu tuyết được lấy ở những vùng cách xa thành phố, khu công nghiệp cũng có chứa những thứ này.

Trong Hướng dẫn sống còn của quân đội Mỹ đã chỉ ra rằng trong tình huống cần thiết, chỉ có thể sử dụng tuyết sau khi đã đun sôi lên sau đó để nguội.

Theo Newsweek, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, trong tuyết chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho con người. Một nhóm nhà khoa học ở Canada đã phát hiện, tuyết ở những vùng thành thị có thể chứa một lượng độc tố với các phân tử cực nhỏ có khả năng gây ung thư – vốn được tìm thấy trong khí thải xe hơi.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong quá trình kết tụ và rơi xuống mặt đất, các tinh thể tuyết đã hấp thụ nhiều chất hóa học độc hại và bụi có trong không khí. Theo thống kê, có hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm do hấp thu các chất độc hại như CO, CFC, NO2… trong không khí.

Ngoài ra, chỉ một tiếng đồng hồ sau khi rơi xuống đấy, độ ô nhiễm trong tuyết còn tăng lên nhiều hơn bởi các chất độc hại đã ngấm vào các tinh thể tuyết. Sau khi tuyết tan, các độc chất còn được tái giải phóng và khiến không khí ô nhiễm các trở nên độc hại hơn.

Do đó, rõ ràng là ăn tuyết không phải là hành động có lợi về sức khỏe. Ngoài ra việc ăn trực tiếp nhiều tuyết có thể làm hạ thân nhiệt, gây mất nước và gây bỏng lạnh ở môi. Do đó, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng ngay cả khi trong trường hợp sống còn thì việc ăn tuyết cũng không nên.

J.K

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.