Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống?

Con người một khi nhịn ăn quá lâu có thể mất chất dinh dưỡng mà chết, tuy nhiên lại có nhiều trường hợp nhịn ăn cả năm mà người đó vẫn có thể tồn tại.
Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống?

Đã có nhiều trường hợp trên thế giới đã tự nhận rằng mình có thể nhịn ăn nhịn uống nhiều năm liền mà vẫn sống khỏe mạnh.

Đây vẫn là điều gây tranh cãi đối với các nhà khoa học bởi nếu như vậy là đi ngược lại lẽ tự nhiên của con người và con người sẽ không thể tồn tại được.

Theo những nghiên cứu trước đó, cơ thể con người chỉ có thể sống sót được vài ngày mà không có nước, và từ 30 đến 40 ngày nếu không có đồ ăn.

Một số trường hợp nghe theo những luận lý của tôn giáo về việc nhịn ăn khi thử nghiệm đều đã gặp phải những hậu quả nghiêm trọng và có cả mất mạng. Nhưng cũng có trường hợp đã nhịn ăn lâu năm một cách thực sự.

Năm 2005, Ram Bahadur Bomjon, một tín đồ Phật giáo trẻ tuổi người Nepal, đã thiền định liên tục trong 8 tháng mà không ăn không uống, và được tách biệt khỏi sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua một hàng rào chắn.

Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống? ảnh 1

Cậu bé được xưng tụng là Phật sống mới - Ram Bahadur Bomjon.

Kênh truyền hình Discovery đã đến và quay phim 4 ngày 4 đêm liên tục quá trình thiền định của cậu bé này và xác nhận việc nhịn ăn là có thật và Ram vẫn khỏe mạnh bình thường.

Mặc dù vậy, các trường hợp đến quá gần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của cậu bé đều bị ngăn cản. Điều đó dấy lên việc có nhiều điều còn che giấu trong trường hợp này.

Vào những năm 90, Hira Ratan Manek – một kỹ sư cơ khí người Ấn Độ đã tuyên bố rằng, kể từ năm 1995, ông chỉ sống bằng cách hấp thụ ánh sáng mặt trời vào lúc bình mình và hoàng hôn để tồn tại. Chỉ thỉnh thoảng mới uống trà, cà phê, và sữa.

Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống? ảnh 2

Hira Ratan Manek cho rằng ông chỉ cần hấp thụ ánh sáng mặt trời là đủ sống.

Có những tin đồn về việc NASA đã từng nghiên cứu ông Manel và xác nhận khả năng thần kỳ của ông, và điều này đã làm dấy lên sự tranh cãi.

Ông Manek đã nói rằng: “Tôi chưa từng nói điều gì về NASA. Những ai muốn tin, họ sẽ tin, và những ai không muốn tin, thì đối với họ, bất kỳ lời giải thích nào cũng đều vô ích”.

Tiến sĩ Sudhir Shah, một nhà thần kinh học người Ấn Độ đã lên tiếng xác nhận tính chân thật của Manek.

Một trường hợp khác là Prahlad Jani, một người luyện tập Yoga, cũng đã tuyên bố rằng mình đã từ bỏ được thứ trần tục của con người. Từ ngày 22/4 đến 6/5/2010, tiến sĩ Shah và nhóm nghiên cứu của ông nói rằng họ đã liên tục giám sát Jani để đảm bảo rằng ông Jani không thể ăn hay uống thứ gì trong khoảng thời gian này.

Nghiên cứu này cũng đã được phát sóng trên một kênh truyền hình Ấn Độ. Nhưng đã có sự tranh cãi về tính chân thật bởi có nhiều lỗ hổng không thể kiểm chứng trong các đoạn phim.

Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống? ảnh 3

Trường hợp nhịn ăn của Prahlad Jani được cho là còn nhiều sơ hở chưa thể kiểm chứng.

Tờ Guardian của Anh đã đưa ra một số sơ hở trong nghiên cứu này như Jani thỉnh thoảng di chuyển ra khỏi phạm vi quan sát của camera. Ông được cho phép gặp gỡ người hâm mộ và thậm chí có thể rời căn phòng thí nghiệm đã được niêm phong để tắm nắng, cùng với đó các hoạt động cá nhân cũng không được giám sát đầy đủ.

Với Tiến sĩ Michael Werner - một nhà hóa học phương tây cũng tuyên bố rằng mình cũng chỉ ngắm nhìn mặt trời mà không hề ăn uống suốt nhiều năm qua.

Trong cuốn sách có tiêu đề “Sức sống từ ánh sáng: Liệu có thể sống mà không cần ăn uống” đã ghi chép lại về trường hợp của “Michael Werner một người đàn ông có gia đình ở độ tuổi 50, ông có tấm bằng tiến sĩ hóa học và hiện là giám đốc điều hành một viện nghiên cứu ở Thụy Sĩ.

Liệu có hay không việc con người nhịn ăn nhiều năm mà vẫn sống? ảnh 4

Tiến sĩ Michael Werner - người tự nhận là đã nhịn ăn từ năm 2001.

Trong cuốn sách này ông đã miêu tả làm thế nào ông có thể ngừng ăn từ năm 2001 mà vẫn sống khỏe mạnh và thậm chí ông còn cho rằng từ khi không ăn uống ông còn cảm thấy bản thân khỏe hơn trước rất nhiều.

Đứng dưới góc nhìn khoa học, đã có những phỏng đoán rằng chất melatonin—một hóc-môn được tìm thấy trong cơ thể người có liên hệ đến chu kỳ giấc ngủ và sự trao đổi chất.

Theo đó melatonin là nhân tố căn bản trong quá trình điều tiết lượng adenosine triphosphate. Đây là phân tử mang năng lượng ATP, có chức năng vận chuyển năng lượng đến nuôi sống các tế bào.

ATP là nền tảng trong việc lưu trữ và giải phóng năng lượng trong các tế bào của chúng ta.
Một số ý kiến cho rằng từ những phương pháp thiền định và một số phương pháp kì lạ khác đã làm tăng lượng melatonin để có khả năng điều tiết việc ăn uống đối với cơ thể.

Mặc dù vậy đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi bởi bởi chưa được chứng minh một cách đầy đủ, khoa học và chân thực.

Mạnh Kiên

Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.